Điều tra, thăm dò tình trạng, hút thuốc lá, uống rƣợu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 28 - 30)

5. Tiếp xúc với chất độc hại, dị ứng

4.1.4. Điều tra, thăm dò tình trạng, hút thuốc lá, uống rƣợu

Trong nghiên cứu của Lê Bảo Lâm (1997), tỷ lệ bệnh nhân viêm thanh quản cấp có hút thuốc lá chiếm 6,9%. Theo Võ Tấn [20], dùng thuốc lá quá mức cũng được coi là nguyên nhân của viêm thanh quản.

Qua bảng 3.5, trong 219 người được thăm dò có 69 đối tượng hút thuốc lá ≥ 5 điếu ngày chiếm tỷ lệ 31,5%. Đây là điều đáng mừng với tỷ lệ hút thuốc lá không quá cao cho một phường nằm gần trung tâm thành phố. Và cũng phù hợp với mục tiêu về cảnh báo của Bộ y tế đưa ra tại Hội nghị “ Triển khai kế hoạch phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2002-2010” tổ chức ngày 4 tháng 10 năm 2004 tại Hà Nội.. Giảm tỷ lệ hút thuốc lá từ 50% xuống 30% năm 2005-2008.

Tỷ lệ hút thuốc lá này cũng phản ảnh rằng với tỷ lệ có trình độ văn hoá nhất định (72,6% Trung học phổ thông trở lên) nên các đối tượng cũng đã nhận thức được tác hại của hút thuốc lá có thể gây những bệnh về về ung thư, họng, thanh quản….

Nhiều công trình nghiên cứu sự lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khoẻ nhân loại. Uống rượu nhiều có thể là nguyên nhân gây ra tỷ lệ ung thư cao chỉ sau hút thuốc lá. Uống rượu liên quan tới ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan…[21Như vậy, qua bảng 3.5, nhận thấy có 32 đối tượng được thăm dò có uống rượu chiếm tỷ lệ 14,6%. Đây cũng là một tín hiệu vui cho nhân dân phường Phú Hội, trong khi xã hội đang gia tăng tỷ lệ sử dụng bia rượu trong những buổi liên hoan hội nghị, sinh nhật, đám cưới …

Tóm lại, uống rượu và hút thuốc lá là thói quen gần như đã trở thành một tập quán trong sinh hoạt của người dân. Mọi người điều biết uống rượu và hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhưng tỷ lệ người sử dụng vẫn không giảm.

4.2. NHẬN THỨC VỀ TRIỆU CHỨNG KHÀN TIẾNG 4.2.1. Thăm dò nhận thức dấu hiệu khàn tiếng 4.2.1. Thăm dò nhận thức dấu hiệu khàn tiếng

Khàn tiếng là một triệu chứng của những rối loạn chức năng và thực thể khác nhau. Bản thân nó không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng có thể diễn tiến mạn tính và hay tái phát làm trở ngại mối quan hệ cá nhân của người bệnh đối với những người chung quanh. Lúc đầu bệnh nhân chỉ khàn khi nói nhiều hoặc khi hát, về sau giọng trở nên khàn liên tục, không nói lâu được, hụt hơi và mau mệt. Khàn giọng lâu ngày có thể nặng hơn do kèm theo tình trạng nhược cơ.

Do vậy, qua bảng 3.6. chúng tôi nhận thấy có 156 đối tượng được thăm dò nhận thức được dấu hiệu khàn tiếng chiếm 71,2%. Điều này cũng có thể lý giải rằng địa bàn phường Phú Hội có tỷ lệ trình độ văn hoá từ Phổ thông trung học trở lên chiếm khá cao (72,6%) nên có thể những thông tin về bệnh tật nói chung và dấu hiệu khàn tiếng nói riêng được hiểu biết một cách tương đối tốt.

Bản thân đối tượng thăm dò có tỷ lệ bị khàn tiếng chiếm 29,2%. Điều này chứng tỏ các đối tượng tương đối có hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ tốt, nên khả năng phòng ngừa bệnh tật cũng thuận lợi hơn.

Bản thân đi khám khàn tiếng cũng có tỷ lệ khiêm tốn chỉ 16,9%. Như vậy với 64 người bị khàn tiếng mà chỉ có 37 người đi khám (57,81%) thì chứng tỏ họ nghỉ rằng dấu hiệu khàn tiếng của bản thân họ không phải là mối nguy cơ lớn trong cuộc sống.

Gia đình đối tượng thăm dò có tỷ lệ khàn tiếng kéo dài chỉ chiếm tỷ lệ thấp 5,0%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)