Thăm dò nơi đến khám khi bị khàn tiếng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 31 - 32)

5. Tiếp xúc với chất độc hại, dị ứng

4.2.4.Thăm dò nơi đến khám khi bị khàn tiếng

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu chỉ giống như khàn giọng khi bị cúm. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau hoặc khó thở là dấu hiện của khối u ở thanh quản đã tiến triển. Người bệnh nếu bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần điều trị sớm những viêm nhiễm về mũi họng, không nên lạm dụng giọng quá nhiều, tránh hút thuốc, uống rượu và hít khói bụi; giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt điều độ, khoa học.

Qua bảng 3.9, nhận thấy khi bị khàn tiếng có 157 ý kiến cho rằng nên đến cơ sở điều trị chiếm tỷ lệ 71,7%. Đây là phường có điều kiện kinh tế khá, có trình độ văn hoá trên Phổ thông trung học 70% trở lên, có Trạm xá, và nhất là có 20 cơ sở y tế tư nhân, trong đó có một vài cơ sở chuyên về Tai Mũi Họng nổi tiếng nên tỷ lệ đạt như trên là phù hợp

Có 32 ý kiến tự mua thuốc uống chiếm 14,6%, một số đối tượng thấy rằng nếu khàn tiếng chỉ do cảm cúm và không kéo dài thì phương án tự mua thuốc (chống viêm , kháng sinh, vitamin…) là có khả thi.

Phường Phú Hội, không có nhà vườn nhiều nên trồng và sử dụng cây thuốc nam cũng sẽ hạn chế, do vậy các đối tượng sử dụng thuốc nam để chữa trị khàn tiếng cũng khiêm tốn chỉ 9,1%.

Có 10 hộ có ý kiến không cần chữa trị khi khàn tiếng chiếm tỷ lệ 4,6%, có lẽ đây là hộ có mức sống kinh tế khó khăn và trình độ học vấn thấp (4,1%).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường phú hội thành phố huế (Trang 31 - 32)