Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kị khí.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết xuất Chitin từ vỏ đầu tôm (công suất 400m3 ngày.đêm) (Trang 38 - 40)

4.3.3.1 Quá trình phân hủy kị khí xáo trộn hòan toàn

Bể phân hủy kị khí xáo trộn hòan toàn là bể xáo trộn liện tục, không có tuần hòan bùn. Bể này thích hợp cho việc xử lý nước thải có hàm lượng hửu cơ hòa tan dễ phân hủy nồng độ cao hoặc xử lý bùn hữu cơ. Thiết bị xáo trộn có thể dùng hệ thống cánh khuấy cơ khí hoặc tuần hòan khí biogas.

Trong quá trình phân hủy. Hàm lượng chất lơ lửng dòng ra phụ thuộc vào thành phần nước thải và yêu cầu xử lý. Do bể phân hủy kị khí xáo trộn hoàn toàn

GVHD : KS - Nguyễn Trí Dũng Trang 38

SVTH : Nguyễn Trung Hiếu

không có có biện pháp lưu giữ sinh khối bùn, nên nên thời gian lưu giữ bùn là thời gian lưu nước, thời gian lưu bùn thường từ 12 đến 30 ngày.

4.3.3.2 Lọc kị khí

Bể lọc kị khí là cột chứa đầy vật liệu rắn trơ làm giá thể cố định cho vi sinh vật kị khí sống dính bám trên bề mặt. Giá thể có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa, tấm nhựa, vòng sứ…. Dòng nước thải phân bố đều, đi từ dưới lên tiếp xúc với màng vi sinh dính bám trên giá thể. Do khả năng dính bám tốt của màng vi sinh dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lênvà thới gian lưu bùn kéo dài. Vì vậy, thời gian lưu nước nhỏ, có thể vận hành ở tải trọng rất cao.

Lọc kị khí với giá thể là sỏi, đá thường hay có hiện tượng bít tắc do màng sinh vật bám dính không toất bị bong ra và lấp đầy các khe tống.giá thể bằng nhựa tổng hợp có cấu trúc thóang, độ rỗng cao nên màng vi sinh dễ dàng bám dính so với đá, sỏi.

Nhược điểm của bể lọc kị khí là dễ gây nên các vùng chết và dòng chảy ngắn. Do dòng chảy quanh co và khả năng tích lũy sinh khối. Để khắc phục nhược điểm này có thể bố trí thêm hệ thống xáo trộn bằng khí biogas ( thông qua máy nén khí) sinh ra thông qua hệ thống phân phối khí đặt phía dưới lớp vật liệu .

4.3.3.3 Quá trình tiếp xúc kị khí

Quá trình tiếp xúc kị khí tương tự như quá trình bùn hoạt tính hiếu khí gồm hai giai đoạn : phân huỷ kị khí xáo trộn hoàn toàn và quá trình lắng, hay tuyển nổi nhằm mục đích tách riêng phần cặn sinh học và nước thải sau quá trình xử lý. Bùn sinh học sau khi được tách cũng được cho tuần hoàn trở laị bể phân huỷ kị

GVHD : KS - Nguyễn Trí Dũng Trang 39

SVTH : Nguyễn Trung Hiếu

khí. Do có thể kiểm soát được lượng sinh khối, không phụ thuộc vào lưu lương thải nê có thể khống chế thời gian lưu bùn mà không liên quan đến thời gian lưu nước.

Hệ thống tiếp xúc kị khí sử dụng quá trình lắng trọng lực phụ thuộc nhiều vào tính chất bông bùn kị khí. Các bọt khí biogas thường bám vào bông bùn làm giảm hiệu suất lắng. Vì vậy, để tăng khả năng lắng bùn, trước khi lắng, hỗn hợp nước và bùn được cho đi qua bộ phận tách khí như thùng quạt gió, khuấy cơ khí hoặc tách khí chân không và có thể thêm chất keo tụ đẩy nhanh quá trình tạo bông.

4.3.3.4 Quá trình kị khí bám dính xuôi dòng

Trong quá trình dính bám xuôi dòng, nước thải vào từ phía trên cho chảy qua lớp giá thể module. Giá thể này tạo nên các dòng chảy nhỏ tương đối thẳng theo hướng từ trên xuống. Đường kính của dòng chảy nhỏ xấp xỉ 4 cm. với cấu trúc này tránh được hiện tượng bít tắc và tích luỹ sinh khối dính bám và thích hợp cho xử lý nước thải có hàm lượng SS cao.

4.3.3.5 Quá trình kị khí tầng giá thể lơ lửng

Trong quá trình kị khí tầng giá thể lơ lửng, nước thải được bơm từ dưới lên qua lớp vật liệu hạt là giá thể cho vi sinh sống bám. Các hạt vật liệu có đường kính nhỏ, vì vậy tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích rất lớn, taọ sinh khối dính bám lớn. Một phần dòng ra được cho tuần hoàn trở lại bể để tạo vận tốc dòng lên đủ lớn để làm cho lớp vật liệu ở dạng lơ lửng, giãn nở khoảng 15%- 30% hoặc lớn hơn. Hàm lượng sinh khối trong bể có thể lên tới 10000- 40000mg/l. do lượng sinh khối lớn và thời gian lưu nước nhỏ nên có thể ứng dụng quá trình này để xử lý nước thải có nồng độ hừu cơ thấp.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết xuất Chitin từ vỏ đầu tôm (công suất 400m3 ngày.đêm) (Trang 38 - 40)