Trao đổi Ion

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết xuất Chitin từ vỏ đầu tôm (công suất 400m3 ngày.đêm) (Trang 28 - 30)

Phương pháp trao đổi ion là phương pháp mà trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổivới các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các ionit( chất trao đổi ion ), chúng hoàn toàn không tan trong nước.

Phương pháp trao đổi ion được dùng để xử lý các kim lọai nặng nói riêng, kim lọai nói chung có trong nước thải. Phương pháp này cũng có thể dùng trong việc xử lý nước cứng (lọai Ca2+ và Mg2+ra khỏi nước cứng).

Các chất trao đổi ion có thể là vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.

Các chất trao đổi ion có nguồn gốc thiên nhiên : zeolit, đất sét, chất mùn trong đất, dẫn suất sulfo từ than… các chất ionit có nguồn gốc tự nhiện thường kém bền về nhiệt, cơ, hóa.

Các ionit tổng hợp : các polimer anionit và cationit, các hidroxitcủa một số kim lọai như nhôm, crôm…

GVHD : KS - Nguyễn Trí Dũng Trang 28

SVTH : Nguyễn Trung Hiếu

4.2.3.5. Khử trùng

Một số ứng dụng của phương pháp Hoá học thường sử dụng trong xử lý nước thải.

Quá trình Ưùng dụng

Kết tủa Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1.

Hấp thụ Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hoá học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được sử dụng để tách kim loại nặng, khử Chlorine của nước thải trước khi xả vào nguồn. Khử trùng Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.

Khử trùng bằng Chlorine

Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh, Chlorine là chất được sử dụng rộng rãi nhất.

Khử Chlorine Tách Clo còn lại sau quá trình Clo hoá. Khử trùng bằng

ClO2

Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Khử trùng bằng

BrCl2 Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Khử trùng bằng O3 Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Khử trùng bằng tia

UV Phá huỷ chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. (Nguồn Metcalf & Eddy, 1991)

Bảng 4.2 : Ứng dụng các quá trình hoá học trong xử lý nước thải.

4.2.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình phân giải, phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải dựa trên họat động sống của các chủng vi sinh vậttồn tại trong nước thải, chủ yếu là các vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh.

Quá trình dinh dưỡng của vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ và khoáng chất có trong nuớc thải để kiến tạo sinh khối và sản sinh năng lượng đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ.

GVHD : KS - Nguyễn Trí Dũng Trang 29

SVTH : Nguyễn Trung Hiếu

Đối với các chất vô cơ trong nước thải thì phương pháp sinh học dùng để khử chất sunphít, muối amon, nitrat ( các chất chưa bị oxy hoá hoà tan hoàn toàn). Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ sinh hoá các chất sẽ là: CO2, H2O, N2, SO4-2,… Cho đến nay người ta đã biết vi sinh vật có thể phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Căn cứ vào tính chất hoạt động của vi sinh vật có thể chia phuương pháp sinh học ra thành 3 nhóm sau: các phương pháp kỵ khí (anaerobic), các phương pháp hiếu khí (aerobic), và các phương pháp thiếu khí (anoxic).

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá và nghiên cứu xử lý nước thải chiết xuất Chitin từ vỏ đầu tôm (công suất 400m3 ngày.đêm) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w