QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP (ERM)

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên HSC 2013 ẢNH HƯỞNG TÍCH cực (Trang 34)

C. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP (ERM)

ngừng nỗ lực thực hiện cam kết nâng cao các chuẩn mực thực hành tốt nhất và các tiêu chuẩn trong ngành thông qua việc hình thành một số chính sách và thay đổi trong nội bộ nhằm cải thiện từ chính môi trường làm việc. Chúng tôi đã bổ nhiệm một Giám đốc Điều hành có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hóa, trình độ chuyên môn cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp để phụ trách Khối Quản trị rủi ro và tham gia vào quá trình nhận diện và giảm thiểu rủi ro. Các Giám đốc Điều hành của HSC luôn quan tâm hướng dẫn và đào tạo khả năng lãnh đạo cho các nhân viên cấp dưới nhằm giúp họ tích lũy kinh nghiệm và có sự chuẩn bị tốt hơn cho định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đối với văn hóa làm việc trong Bộ phận Quản trị rủi ro nói riêng, và toàn thể Công ty nói chung, chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao tinh thần làm việc, trao quyền cho nhân viên để họ cảm thấy tự hào và có trách nhiệm hơn trong công việc. Tất cả các nhân viên hiện nay đã nhận thức và hiểu rõ trách nhiệm của mình như chính những người sở hữu rủi ro. Những tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà đã trở thành trách nhiệm của toàn Công ty. Ở cấp độ quản lý, chúng tôi đã triển khai thực hiện các chính sách quan trọng như: Bộ Quy tắc ứng xử của HSC; Hướng dẫn Giới hạn thẩm quyền; Nguyên tắc hoạt động của Tiểu ban Quản trị rủi ro trực thuộc HĐQT và Nguyên tắc hoạt động của BĐH Quản trị rủi ro trực thuộc cấp Quản lý; Mô hình và Chính sách rủi ro.

Ngoài vai trò là hàng phòng ngự thứ hai trong hệ thống kiểm soát rủi ro của Công ty, Khối Quản trị rủi ro còn góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của HSC với vị thế là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu. Với năng lực Quản trị Doanh nghiệp tốt và sự tiên phong trong công tác Quản trị rủi ro, HSC luôn giữ hình ảnh minh bạch và tự tin trong các hoạt động của mình, cũng như đi đầu trong việc mở ra hướng đi mới trong ngành tài chính Việt Nam. Trong năm, chúng tôi cũng đã chỉ định Công ty TNHH KPMG Việt Nam là đơn vị đồng kiểm toán nội bộ. HĐQT đã thông qua việc thành lập một bộ phận kiểm toán độc lập – Tiểu ban Kiểm toán nội bộ. Bộ phận này sẽ hoàn toàn độc lập và có trách nhiệm đảm bảo với các cổ đông rằng HSC đang tuân thủ với các quy định và pháp luật hiện hành. Và sau cùng, như một minh chứng cho việc HSC luôn thực hiện cam kết áp dụng các chuẩn mực thực hành tốt nhất, chúng tôi tiếp tục khởi xướng một dự án mới, dự án Cải thiện Quy trình Kinh doanh, với mục đích áp dụng đồng nhất một nguyên tắc cho toàn bộ các quy trình kinh doanh của Công ty. Nhận thấy rủi ro luôn tiềm ẩn trong các hoạt động kinh doanh nên chúng tôi đặt mục tiêu phải cải thiện, nâng cao quy trình kinh doanh thông qua việc xem xét ảnh hưởng của các rủi ro đối với sự phát triển các quy trình này trong tương lai. Chúng tôi luôn nỗ lực cân bằng giữa việc tối đa hóa cơ hội kinh doanh trong khuôn khổ mô hình chiến lược của Công ty với việc nhận diện, đánh giá, giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan.

Các Giám đốc Điều hành của HSC luôn quan tâm của HSC luôn quan tâm hướng dẫn và đào tạo khả năng lãnh đạo cho các nhân viên cấp dưới nhằm giúp họ tích lũy kinh nghiệm và có sự chuẩn bị tốt hơn cho định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

QUẢN TRỊ RỦI RO

Tại HSC, công tác Quản trị rủi ro được chúng tôi thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận tốt nhất, phù hợp với các quy trình kinh doanh chứng khoán toàn cầu. Đây là một phương pháp tiếp cận rõ ràng, nhất quán và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trọng yếu có khả năng ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của Công ty. Bên cạnh những mục tiêu chính, chúng tôi còn tạo ra những giá trị có ảnh hưởng tích cực không chỉ trong nội bộ Công ty mà còn lan tỏa rộng rãi đến các khách hàng, các cổ đông cũng như cơ quan quản lý, thông qua việc xây dựng phương pháp kiểm soát dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro cho từng lĩnh vực kinh doanh của HSC

QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP (ERM) (ERM)

Với định hướng luôn chú trọng việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành cũng như không ngừng nâng cao các quy trình Quản trị rủi ro và Quản trị Doanh nghiệp trong Công ty, HSC đã triển khai Dự án ERM nhằm đáp ứng yêu cầu về một bộ phận Quản trị rủi ro bài bản và có hệ thống. Theo đó, HSC đã hợp tác với PwC để đánh giá một cách độc lập hồ sơ rủi ro của Công ty, đồng thời hướng dẫn Công ty thiết lập Khối Quản trị rủi ro.

Với định hướng luôn chú trọng việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành cũng như không ngừng nâng cao các quy trình Quản trị rủi ro và Quản trị Doanh nghiệp trong Công ty, HSC đã triển khai Dự án ERM nhằm đáp ứng yêu cầu về một bộ phận Quản trị rủi ro bài bản và có hệ thống. Theo đó, HSC đã hợp tác với PwC để đánh giá một cách độc lập hồ sơ rủi ro của Công ty, đồng thời hướng dẫn Công ty thiết lập Khối Quản trị rủi ro. Doanh nghiệp nhằm xử lý các rủi ro trọng yếu liên quan đến quy trình nghiệp vụ, quy định, thị trường, CNTT, và nguồn nhân lực.

Dựa trên bộ Hồ sơ này, HSC đã ban hành các quy trình và chính sách quan trọng sau:

a. Xây dựng và triển khai thực hiện Hướng dẫn Giới hạn về thẩm quyền (LOA – Limit of Authority) nhằm khắc phục tình trạng thiếu quy trình phê duyệt chính thức, đặc biệt là trong chiến lược đầu tư của Công ty;

b. Thành lập Tiểu ban Quản trị rủi ro (BRMC – Board Risk Management Committee) trực thuộc HĐQT và Nguyên tắc hoạt động của BRMC với tư cách giám sát, theo dõi các rủi ro và những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ của Công ty. Nhiệm vụ chính của BRMC là giúp HĐQT trong việc giám sát:

• Hệ thống Quản trị rủi ro của HSC.

• Các chính sách và văn bản hướng dẫn đánh giá và Quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro huy động vốn, cũng như các rủi ro khác để hoàn thành trách nhiệm của Tiểu ban.

• Khả năng chịu đựng rủi ro của HSC.

• Tình hình huy động vốn, khả năng thanh khoản và nguồn vốn của HSC.

• Đánh giá kết quả hoạt động của Giám đốc Quản trị rủi ro. c. Thành lập BĐH Quản trị rủi ro (RMEC – Risk

Management Executive Committee) ở cấp quản lý và Nguyên tắc hoạt động của RMEC với nhiệm vụ hỗ trợ HĐQT, cụ thể là Tiểu ban Quản trị rủi ro trong việc giám sát một cách tổng thể các khoản đầu tư của Công ty và định kỳ đánh giá rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động của Công ty.

d. Chính thức hoàn thiện và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trong toàn Công ty.

e. Yêu cầu về một kế hoạch phục hồi và bảo mật CNTT đối với hệ thống giao dịch đã được thực thi thông qua quá trình chứng nhận ISO/IEC 27001:2005. HSC là công ty chứng khoán đầu tiên đạt được chứng nhận này.

f. Phát triển và thực hiện các quy trình và chính sách khác nhau (Tài chính và Kế toán, Nhân sự, Nghiệp vụ, Hành chính và các bộ phận liên quan khác).

3. Thành lập một bộ phận kiểm toán độc lập trực thuộc HĐQT, với chức danh Tiểu ban Kiểm toán nội bộ (BAC – Board Audit Committee). Nhiệm vụ chính của BAC là thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn một cách khách quan, độc lập nhằm gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của Công ty. Hoạt động của Kiểm toán nội bộ giúp Công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc nhằm đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của các quy trinh Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ và Quản trị Doanh nghiệp.

4. Ban hành Sổ tay hướng dẫn Quản trị rủi ro nhằm quản lý hiệu quả các nguy cơ tiềm ẩn. Phương pháp tiếp cận có hệ thống và toàn diện này sẽ giúp HSC xác định được các sự kiện, đo lường, xếp hạng ưu tiên và xử lý các rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu và dự án quan trọng cũng như hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên HSC 2013 ẢNH HƯỞNG TÍCH cực (Trang 34)