Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới:

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 37 - 39)

- Sự quản lý của Hải quan:

4.3-Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới:

Cũng dựa vào nội dung chỉ thị số 22 của Thủ tướng chính phủ (đã nêu ở phần chính sách xuất khẩu), chính sách nhập khẩu giai đoạn 2001- 2010 được đề ra cụ thể như sau:

- Nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ; tăng trưởng bình quân của nhập khẩu cả thời kỳ 2001-2010 được duy trì ở mức 14% năm.

- Chú trọng nhập khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản và sản xuất hàng công nghiệp nhẹ; đồng thời phải gắn với việc phát triển, sử dụng các công nghệ, giống cây con và vật liệu mới được sản xuất trong nước.

Cơ cấu nhập khẩu: Dựa vào cớ cấu nhập khẩu thời gian qua (bảng 6.15) và yêu cầu sản xuất, tiêu dùng trong giai đoạn 2001 -2010, cơ cấu nhập khẩu được hình thành theo quan điểm sau:

Bảng 6.15: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2000

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

1- Thiết bị máy móc 27,6 30,3 30,5 30,1 30,9

2- Nguyên nhiên vật liệu 60,0 59,6 61,0 63,5 63,8

3- Hàng tiêu dùng 12,4 10,1 8,5 6,4 5,3

(Nguồn: , An Assessment of the Economic impact of the United States - Vietnam Bilateral Agreement)

Hàng nhập khẩu có thể chia ra 3 nhóm ngành hàng:

(1) Thiết bị máy móc:

Gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập khẩu bảo đảm sự hoạt động hoàn chỉnh của một công trình. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ cần chú ý cả việc nhập khẩu bí quyết công nghệ, chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn sử dụng

Khi nhập khẩu thiết bị phải cố gắng đạt được các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên sau: - Kỹ thuật tiên tiến, chất lượng tốt.

- Cho phép sản xuất sản phẩm xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao. - Giá cả phải chăng, có điều kiện thanh toán thuận lợi.

- Phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hàng năm tỉ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này rất cao vì để thỏa mãn 40-90% nhu cầu nguyên liệu trong nước: trên 90% xăng dầu, 80% phân bón, thuốc trừ sâu...

Nguyên nhiên vật liệu được nhập khẩu dựa vào nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời phải theo quan điểm tận dụng nguyên nhiên vật liệu trong nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

(3) Hàng tiêu dùng:

Nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ được thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời cũng phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội trong nước như sau:

- Cơ cấu hàng tiêu dùng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu ở mức độ vừa phải. - Nhập khẩu có tác dụng khuyến khích và bảo vệ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Khuyến khích sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng là chiến lược kinh tế cơ bản của nhà nước ta.

- Cân nhắc mặt hàng tiêu dùng nhập. Chỉ nên nhập khẩu khi thật cần thiết, chỉ nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, không nhập khẩu những hàng xa xỉ, không phù hợp với mức sống của nhân dân ta.

Ngoài ba nhóm ngành hàng nhập khẩu thường hay được sử dụng như trên, trong giai đoạn hiện nay, để nền kinh tế có thể phát triển được cần phải nhập khẩu cả dịch vụ và bằng phát minh sáng chế nữa. Trong nội dung chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, dịch vụ cũng được định hướng xuất nhập khẩu như hàng hóa. Tổng hợp định hướng chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010 được thể hiện qua bảng 6.16 như sau:

Bảng 6.16: Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010:

Đơn vị tính: Tỷ USD Giai đoạn Xuất khẩu Nhập khẩu

Hàng hóa Dịch vụ Hàng hóa Dịch vụ % tăng trưởng Trị giá năm cuối % tăng trưởng Trị giá năm cuối % tăng trưởng Trị giá năm cuối % tăng trưởng Trị giá năm cuối 2001-2005 16% 28,4 15% 4,0 15% 29,2 11% 2,02 2006-2010 14% 54,6 15% 8,1 13% 53,7 11% 3,4 2001-2010 15% 15% 14%

( Nguồn: Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 37 - 39)