Chính sách về tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 35 - 36)

- Sự quản lý của Hải quan:

3.3.8 Chính sách về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược đối ngoại, cụ thể là đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tỷ giá hối đoái luôn bị tác động bởi tình hình lạm phát trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo các quá trình lạm phát có liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tê.ú

Điều cần lưu ý là trên thực tế, một nước có quan hệ với rất nhiều bạn hàng,vì vậy khi tính toán tỷ giá hối đoái cần tính tỷ giá đó ở dạng song phương. Nhưng có thể có rất nhiều loại hàng và nhiều bạn hàng, nên trong tính toán chỉ chọn những khách hàng quan trọng nhất, mặt hàng quan trọng nhất để tính tỷ giá hối đoái.

Từ những năm 1991 trở về trước, nhà nước ta chưa xây dựng được chính sách ngoại hối cho thích hợp. Cuối năm 1992, Nhà nước ta đã bắt đầu sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái để can thiệp vào chính sách ngoại hối và ngoại thương. Nhà nước thành lập các Trung tâm giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương tham gia mua bán ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái của nước ta hiện nay là loại tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, tức là vừa chịu sự

tác động của thị trường, vừa có sự quản lý của nhà nước. Từ đó sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái luôn mang tính chiến lược của chính sách ngoại hối quốc gia. Hiện nay, tỷ giá hối đoái được ngân hàng Trung ương công bố hàng ngày, các ngân hàng thương mại giao dịch mua bán với biên độ là 0,5% so với tỷ giá hối đoái ngân hàng trung ương qui định.

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w