Định hướng phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010:

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 30 - 32)

- Sự quản lý của Hải quan:

3.2-Định hướng phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010:

Theo tinh thần chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 thì:

“Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15% năm trở lên”

Dựa vào kết quả xuất khẩu giai đoạn 10 năm, 1990 - 2000, tốc độ xuất khẩu nước ta tăng trưởng bình quân 22%/năm, Chính phủ đã đưa ra một định hướng phấn đấu tăng trưởng thấp hơn nhiều giai đoạn trước đó. Chỉ tiêu phấn đấu này phù hợp với tình hình thực tế, dự kiến, sau năm 2005, khi nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ giảm, trong khi phần kim ngạch này hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thực tế qua hai năm thực hiện Chiến lược xuất khẩu theo tinh thần chỉ thị 22 nêu trên, kết quả tăng trưởng xuất khẩu năm 2001,2002 chỉ đạt bình quân 7,5%. Mặc dù năm 2003 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có khá hơn, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng 15% vẫn là một chỉ tiêu mà lĩnh vực xuất khẩu cần phải phấn đấu mới đạt được trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 6.14: Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đọan 1996 -2002

Đơn vị tính %

Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Hàng hóa thông thường

Gạo 11,7 9,5 10,9 8,9 4,6 4,1 4,4 Cà phê 4,6 8,4 6,3 5,1 3,5 2,7 1,9 Thủy hải sản 8,9 8,6 9,2 8,4 10,2 12,3 12,2 Dầu thô 18,3 15,6 13,2 18,1 24,2 21,9 19,5 Hàng hóa chế tạo Dệt may 15,7 16,4 15,5 15,1 13,1 13,6 16,4 Giày dép 7,2 10,7 11,0 12,0 10,1 10,8 11,1 Điện tử 4,8 5,3 5,1 5,4 4,2 3,1 Thủ công mỹ nghệ 1,1 1,3 1,2 1,5 1,6 1,6 2,0

(Nguồn: , An Assessment of the Economic impact of the United States - Vietnam Bilateral Agreement)

Về cớ cấu hàng xuất khẩu, Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001 -2010 định ra rằng “Cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch mạnh theo hướng tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nước có nhu cầu; đồng thời phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu”.

Cớ cấu xuất khẩu hiện nay của chúng ta mặt hàng thô vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Nhìn vào bảng 6.14 ta thấy tỷ trọng các mặt hàng thô có biến động giảm chút ít từ năm 2000 đến 2002, tỷ trọng mặt hàng điện tử và dệt may có gia tăng, nhưng rõ ràng, các sản phẩm “chế tạo” của chúng ta chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo là một yêu cầu bức xúc để tăng trưởng xuất khẩu.

Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 còn nêu lên các vấn đề về cơ sở hạ tầng, về qui hoạch sản xuất và thị trường xuất khẩu như sau:

- Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng XK sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới; cải thiện cơ sở hạ tầng cơ sở nuôi, trồng, sử dụng các loại giống cây, con có sản lượng, chất lượng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Phải có qui hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải được tổ chức lại một cách khoa học và tiết kiệm nhất; từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khẩu với nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam”.

Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa phải hình thành được thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trường này, đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ buôn bán; phải có đối sách cụ thể với từng thị trường và từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở Châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường sức mua lớn như Mỹ, Tâu Âu, thâm nhập, tăng dần tỷ trọng XK vào các thị trường Đông Âu, Nga và khu vực Châu Mỹ, Châu Phi.

Phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau năm 2000.

Một phần của tài liệu Chinh sach ngoai thuong of VN (Trang 30 - 32)