Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh​ (Trang 49 - 51)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu thu được sẽ được tổng hợp và sử dụng phần mềm Excel để phân tích và được trình bày dưới dạng bảng, biểu nhằm minh họa làm rõ kết quả nghiên cứu.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Để có cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính luận văn sử dụng các số liệu thống kê trong các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của Học viện (2016-2019).

2.2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được đơn vị sử dụng có hiệu quả hay không. Đồng thời, xác định mức độ ảnh hưởng của từng phần hành đó trong tổng nguồn kinh phí qua đó tìm hiểu những hạn chế trong việc sử dụng nguồn kinh phí và nguyên nhân. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí thông qua các chỉ tiêu đánh giá quá trình trong thời gian 04 năm từ năm 2016 đến năm 2019 nhằm phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Từ đó đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí tại từng năm là khác nhau và theo dõi được sự biến động qua các năm.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Tất cả các kỳ được lựa chọn đều là kỳ thực hiện của 04 năm: 2016, 2017.2018 và 2019.

Lựa chon các chỉ tiêu để so sánh với nhau, căn cứ mức độ tăng giảm, tỷ lệ nhằm đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Học viện.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

3.1. Khát quát về tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)