4.1.1.1. Điểm mạnh
Học viện CTQG HCM là cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đến nay, Học viện CTQG HCM gồm Học viện Trung tâm và 5 học viện trực thuộc. Đã có hàng trăm nghìn cán bộ trung, cao cấp được học tập và rèn luyện tại Học viện, trở thành nguồn cán bộ quý báu lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân viết nên những trang sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Học viện có những đóng góp to lớn vào công tác nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế là trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận chính trị và tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước.
Với những đóng góp liên tục, to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận, Học viện đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Năm 2019, Học viện kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Học viện là trường Đảng có sứ mệnh ưu tiên hàng đầu là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và
toàn hệ thống chính trị thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, ngang tầm nhiệm vụ, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đồng thời, Học viện cần tập trung nghiên cứu, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ, củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần quan tâm xây dựng, phát triển toàn diện Học viện. Đầu tiên vẫn là công tác cán bộ. Học viện phải phấn đấu trở thành một trường học hiện đại, bản sắc và hội nhập, chú trọng mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, kinh nghiệm của thế giới trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân sự cao cấp và trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý tiên tiến.
4.1.1.2. Hạn chế
Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, đặc biệt là yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ mới đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Học viện cần phát triển dài hạn những lớp người kế cận đủ khả năng, trí tuệ để xác định sứ mệnh, tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, giá trị cốt lõi và các định hướng phát triển Học viện trong những thập kỷ tới.
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ so với quy mô đào tạo và nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, chưa có đủ nguồn lực để thu hút nhân tài đến và làm việc lâu dài tại Học viện.
4.1.1.3. Cơ hội
Qua 70 năm phấn đấu xây dựng, trưởng thành, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh đã khẳng định được vị thế, vai trò là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước. Học viện đã khẳng định và tiếp tục thể hiện vai trò là cái nôi đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc; luôn vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng. Học viện liên tục phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ và thách thức để phát triển. Học viện đã và đang nỗ lực phấn đấu nêu cao hình ảnh mẫu mực của thầy và trò trường Đảng cao cấp, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
4.1.1.4. Thách thức
Học viện trong thời đại mới, cần có những yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ cán bộ, chất lượng đào tạo, chất lượng các đề tài NCKH để đáp ứng với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Số lượng cán bộ trẻ tại Học viện không có tăng mới để đào tạo cán bộ giảng dạy cho tương lai vì vậy để có lớp kế cận tiếp bước trong những năm tiếp theo bị thiếu hụt lực lượng cán bộ giảng viên trẻ để nhằm nâng cao đổi mới chất lượng đào tạo.