3.2.2.1. Xây dựng quy chế, quy định cho vay
Trong công tác xây dựng về quy chế, quy định cho vay trước tiên Agribank vẫn phải bám sát theo những quy định chung của Ngân hàng Nhà nước, theo luật các Tổ chức tín dụng và theo Luật doanh nghiệp để từ đó có những định hướng cụ thể cho chi nhánh. Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được ban hành ngày 09/3/2017 của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngoài ra Tổng Giám đốc Agribank còn ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân và đối với khách hàng pháp nhân ngày 25/5/2017. Quy chế và quy định về cho vay được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Thực tế của việc xây dựng những quy định cho vay để nhằm đưa ra những định hướng cụ thể cho từng chi nhánh tại các địa phương khác nhau, đồng thời đảm bảo không có sự khác biệt giữa các chi nhánh trong toàn quốc.
Quy chế và quy trình cho vay được ban hành một cách cụ thể, chi tiết để đảm bảo mọi đơn vị cho vay của Agribank không chỉ thực hiện được đúng mà còn dễ dàng trong việc quản lý các khoản nợ. Quy chế cho vay chặt chẽ, nhất là quy định các điều kiện vay, thẩm định khoản vay, điều kiện không được cho vay, đặc biệt là nguồn trả
nợ của khách, hạn mức cho vay… giúp ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình quản lý nợ.
Ngân hàng sẽ giao từng người quản lý các khoản nợ theo đối tượng khách hàng, địa bàn cho vay. Người quản lý nợ cho vay phải phân kỳ hạn trả nợ của khách căn cứ vào thời hạn cho vay thoả thuận trong hợp đồng tín dùng và ngày thực tế giải ngân. Sau đó, đăng ký kỳ hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS. Như vậy, khoản nợ sẽ được quản lý kép bởi người được giao trách nhiệm quản lý nợ và hệ thống phần mềm quản lý.
Người quản lý nợ cho vay thường xuyên phải theo dõi nợ đến hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng. Đồng thời, người quản lý nợ cho vay phải có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán VAMC.
Việc thu nợ được thực hiện theo thứ tự quy định chung của toàn hệ thống Agribank như: thu nội bảng trước, ngoại bảng sau; đối với khoản vay quá hạn thì thu gốc trước, lãi sau… Người quản lý nợ có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ và có phương án kiểm soát thời hạn trả nợ cơ cấu.
3.2.2.2. Giám sát cho vay và sử dụng vốn vay
Thẩm định khoản vay
Trong công tác cho vay thì công tác thẩm định là nhân tố cơ bản quyết đến sự thành công của món vay. Thực tế tại Agribank thì công tác thẩm định rất được chú trọng, đối với những món vay nhỏ dưới 500 triệu đồng thì chỉ cần qua 3 người kiểm soát thì sẽ được giải ngân cho vay bao gồm: Cán bộ tín dụng – trưởng phòng hỗ trợ và hạch toán tín dụng – Giám đốc ký duyệt. Tuy nhiên ở những món vay lớn hơn 500 triệu đồng thì qua bộ phận khách hàng và thẩm định khi đó món vay sẽ được xem xét, phân tích và đánh giá kỹ càng hơn để từ đó nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể. Khi tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng vay, cán bộ tín dụng có tránh nhiệm rất cao trong việc thu thập thông tin, phòng vấn trực tiếp khách hàng, thẩm định phương án vay … để từ đó có những đánh giá, nhận xét và tiếp tục trình lên cấp cao hơn.
Người có trách nhiệm thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, lãi suất và các nội dung khác có liên quan. Người thẩm định phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay, tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình. Người kiểm soát khoản vay sẽ kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay, kiểm soát nội dung thẩm định/tái thẩm định, kiểm soát hồ sơ giải ngân, báo cáo đề xuất cơ cấu thời hạn trả nợ… Như vậy, các khoản nợ của Agribank được kiểm soát chặt chẽ ngay từ lúc bắt đầu cho vay.
Nhìn vào bảng số liệu ví dụ ở một chi nhánh là Agribank chi nhánh Hà Nội, ta thấy, lượng khách hàng và số tiền được thẩm định, giải ngân của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 tương đối ổn định. Trong đó, năm 2017 lượng khách hàng được vay, dự án vay vốn, số tiền giải ngân có sự sụt giảm nhẹ: Lượng khách hàng được vay giảm 20,51% so với năm 2016; dự án vay vốn giảm 7,89% so với năm 2016; số tiền đã giải ngân giảm 13,15%. Năm 2017, Agribank ban hành một loạt quy định mới về cho vay để đảm bảo giảm bớt tính rủi ro của các khoản nợ. Ngân hàng khi xem xét các dự án, hồ sơ khách hàng cũng kĩ hơn, việc thẩm định khách hàng được rà soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, sang năm 2018, số lượng khách hàng và dự án được vay đều tăng; số lượng khách hàng không được vay giảm 44,44% so với năm 2017. Bởi cả hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh nói riêng đã quen với việc kiểm soát khoản vay và quản lý nợ theo quy định mới.
Bảng 3.5. Ví dụ về thực trạng công tác thẩm định khách hàng vay của Agribank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 1. Số lượng dự án vay vốn (dự án) 2. Số lượng khách hàng thẩm định (người) 3. Số lượng khách hàng được vay (người)
4. Số lượng khách hàng không được vay (người)
5. Tổng số tiền đã thẩm định (tỷ đồng)
6. Tổng số tiền đã giải ngân (tỷ đồng)
7. Tổng số tiền không được giải ngân (tỷ đồng)
114 213 195 18 356 327 29 105 191 155 36 311 284 27 137 265 245 20 402 391 11 - 7,89 - 10,33 - 20,51 100,00 - 12,64 - 13,15 - 6,89 30,48 38,74 58,06 - 44,44 29,26 37,68 - 59,26
Nguồn: Phòng Khách hàng và thẩm định Agribank – Chi nhánh Hà Nội
* Thực trạng giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng
Trong những năm qua, Agribank có sự đóng góp lớn vào công tác quản lý nợ đạt được mức độ theo kế hoạch là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chi nhánh trong hệ thống, mức độ tín nhiệm của khách hàng, hàng năm, Giám đốc chi nhánh chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cho phù hợp. Sau đó, các kế hoạch kiểm tra, sử dụng vốn vay của các chi nhánh sẽ được trình lên cấp quản lý cao hơn và được xem xét để phê duyệt.
Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay cho các lần tiếp theo, đảm bảo an toàn vốn cho vay, đặc biệt kiểm tra thường xuyên đối với tài sản, các khoản phải thu hình thành
từ vốn vay của Agribank, hàng tồn kho, lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều tác động và phản ứng nhanh với những biến động trên thị trường. Theo định mức 12 tháng 1 lần, Agribank nơi cho vay phải tổ chức đối chiếu trực tiếp 100% khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ đồng trở lên với khách hàng pháp nhân và từ 500 triệu trở lên với khách hàng cá nhân. Số khách hàng còn lại, Giám đốc Agribank nơi cho vay quyết định việc đối chiếu cho phù hợp. Người quản lý nợ cho vay không trực tiếp là người đối chiếu đối với khoản vay đó.
Hoạt động kinh doanh của khách hàng pháp nhân cũng được kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, thường 1 năm một lần và ghi nhận trong các biên bản lưu hồ sơ quản lý nợ.
Bảng 3.6: Ví dụ về thực trạng công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của Agribank – chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 1. Số lượng khách hàng được vay (người)
2. Tổng số tiền đã giải ngân (tỷ đồng)
3. Số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
(người)
4. Doanh số cho vay sai mục đích (tỷ đồng) 195 327 4 3 155 284 2 2,5 245 391 2 1 - 20,51 - 13,15 - 50,00 - 16,67 58,06 37,68 0 - 60,00
Nguồn: Phòng Khách hàng và thẩm định Agribank chi nhánh Hà Nội
Theo số liệu ví dụ ở chi nhánh Hà Nội, qua các năm thì số lượng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và doanh số cho vay sai mục đích đã giảm đáng kể, đưa hoạt động cho vay vào quy trình ổn định hơn, giảm thiếu những rủi ro tín dụng. Cụ thể: Năm 2017 số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích giảm 50% so với
năm 20160, doanh số cho vay sai mục đích giảm 16,67%. Sang năm 2018, doanh số này giảm mạnh hơn, tỷ lệ giảm là 60% so với năm 2018.
Có thể thấy, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay được thực hiện rất cẩn thận ở Agribank nên mặc dù số lượng khách hàng là kinh doanh cá thể rất lớn nhưng tỷ lệ sử dụng sai mục đích lại thấp.
3.2.2.3. Nhận diện, phân loại, đánh giá nợ
Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM, từ đó có thể thấy được sức khoẻ tài chính, kỹ năng quản trị của NHTM đó. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Chính vì vậy, việc nhận diện nợ xấu nói riêng và quản lý nợ nói chung là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị NHTM.
Từ năm 2004 trở về trước, việc quản lý và phân loại nợ tại các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 488/QĐ-NHNN thì kể từ năm 2005 đến 2007 các NHTM thực hiện việc quản lý và phân loại nợ theo Quyết định số 493/QĐ- NHNN. Đến năm 2007, NHNN ban hành Quyết định số 18/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Gần đây, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ, siết chặt hoạt động phân loại nợ, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN về Ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tu 02/2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN về Ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng DPRR để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Tại Agribank, trên cơ sở các quy định của NHNN, Ngân hàng đã quy định cụ thể hóa việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể:
- Văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/52007 về Quy định phân loại khách hàng trong hệ thống Agibank.
- Quyết định 636/2007/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 về việc ban hành Quyết định việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/3/2017 Ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank
- Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của HĐTV về Ban hành quy định phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng trong hệ thống Agibank.
- Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 về Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agibank.
Trong đó Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR chủ yếu có hiệu lực từ 1/1/2015 cho nên trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá thực trạng của luận án thì cơ sở cho việc phân loại nợ tại Agribank dựa trên Quyết định số 469/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/3/2012.
Hàng năm, Agribank đều thực hiện phân loại nợ để có phương án quản lý nợ cho từng nhóm phù hợp và đánh giá các khoản nợ xấu để tiến hành xử lý.
Từ các văn bản trên có thể thấy: Nợ xấu là khái niệm thuộc phạm trù nợ có vấn đề. Khái niệm nợ có vấn đề được các NHTM Việt Nam xác định bao gồm:
(i) Nợ xấu theo qui định phân loại nợ của NHNN, đó là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối (Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn, 4 – nợ nghi ngờ, và 5 – nợ có khả năng mất vốn).
(ii) Nợ đã xử lý bằng quĩ DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng.
(iii) Nợ chưa bị phân vào nhóm nợ xấu nhưng có dấu hiệu rủi ro. Như vậy, có thể nói ngoài nội dung thứ 2 (nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng), việc nhận biết nợ xấu trước hết phải được thực hiện từ khi các khoản nợ xấu này chưa thực sự hiện diện nhưng có dấu hiệu rủi ro. Điều này tạo cơ sở cho ngân hàng chủ động quản lý đối với các khoản nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2
nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Nợ xấu thực sự xuất hiện khi các khoản nợ thuộc nhóm 1, nhóm 2 bị nhảy nhóm theo các điều kiện được quy định theo Quyết định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó trong giai đoạn 2010-2018, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Năm 2012 có thể coi là mốc đáng ghi nhận khi Agribank bắt đầu tiến hành áp dụng phân loại nợ kết hợp cả 2 phương pháp định lượng và định tính với sự hỗ trợ của hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương án được sự chấp thuận của NHNN.
Việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng hoàn toàn dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ - các khoản nợ đang trong hạn bị suy giảm khả năng trả nợ sẽ không được nhận diện chính xác về rủi ro. Chính vì vậy việc áp dụng phương pháp định tính là bước tiến quan trọng giúp cho Agribank hoàn thiện công tác nhận diện, đánh giá, phân loại rủi ro, để từ đó xác định đúng bản chất rủi ro từng khoản nợ. Trong đó nếu khoản nợ được phân loại theo 2 phương án có kết quả khác nhau sẽ xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn. Theo QĐ 469/QĐ-HĐTV-XLRR, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng xác định các nhóm nợ dựa trên hạng khách hàng. Cụ thể:
Bảng 3.7: Phân loại nợ theo xếp hạng khách hàng Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp
hạng Phân loại nhóm nợ
Nhóm nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B
Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC
CC
C Nợ nghi ngờ
Nhóm 4
Nguồn: Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank