Khuyến mại (Trade Promotion)

Một phần của tài liệu 152 giải pháp hoàn thiện chính sách truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang nhật bản của công ty cổ phần thương mại và đầu tư JV SYSTEM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 27)

Thuật ngữ khuyến mại (xúc tiến bán hàng) được định nghĩa bởi Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ như sau: “là những nỗ lực marketing được áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định, tác động vào khách hàng, người bán lẻ, hoặc người bán buôn để khuyến khích việc dùng thử, tăng nhu cầu khách hàng, hoặc cải thiện sự trưng bày hoặc dữ trữ sản phẩm”. Tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân

nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định ”. Tuy nhiên, khuyến mại cũng có nghĩa là kích thích nhân viên bán hàng (ví dụ bằng tiền thưởng) của doanh nghiệp mình để thúc đẩy việc

tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa (ví dụ để thi đua đạt doanh số, thi trưng bày hàng,...). Như vậy, khuyến mại (xúc tiến bán) là hoạt động marketing cung cấp giá trị cộng thêm hoặc khuyến khích lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc các khách hàng cuối cùng và có thể đạt mục tiêu tăng doanh số bán ngay lập tức.

Khuyến mại (Xúc tiến bán) là những biện pháp tác động tức thì trong ngắn hạn nhằm khuyến khích việc dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức hoặc mua nhiều hơn. Xúc tiến bán được chia thành các loại như sau:

Xúc tiên bán nhắm vào các trung gian thương mại: Đây là nhưng hoạt động xúc tiến nhắm vào các nhà phân phối và người bán lẻ sản phẩm, người tạo nên kênh phân

và tăng hàng tồn kho của nhà phân phối hoặc người bán lẻ; (3) ủng hộ quảng các và các xúc tiến bán cho khách hàng cuối cùng; (4) khuyến khích những người bán lẻ dành cho sản phẩm những vị trí thuận lợi trên quầy hàng; (5) phần thưởng bán cho các nỗ lực bán hàng trước đây.

Xúc tiến bán nhắm vào khách hàng tiêu dùng cuối cùng: Xúc tiến bán hướng tới khách hàng cuối cùng với một số mục tiêu cụ thể, như sau: (1) khiến khách hàng dùng

thử sản phẩm; (2) thưởng cho khách hàng trung thành; (3) Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm- dịch vụ đắt tiền hơn; (4) đối phó lại các lỗ lực của đối thủ cạnh tranh; (5) tăng cường việc dùng thử.

Hội nghị khách hàng, hội chợ và triển lãm: Các doanh nghiệp thường tổ chức hội

nghị khách hàng để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu của họ đồng thời thu nhận thông tin phản hồi.

Trưng bày sản sản phẩm ở nơi bán, sử dụng các cửa hàng được giới thiệu và bán

sản phẩm.

Các cuộc thi và trò chơi: tạo cơ hội cho khách hàng, các nhà phân phối hoặc lực lượng bán hàng nhận được một khoản lợi ích vật chất.

Một phần của tài liệu 152 giải pháp hoàn thiện chính sách truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang nhật bản của công ty cổ phần thương mại và đầu tư JV SYSTEM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 27)