Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Một phần của tài liệu 152 giải pháp hoàn thiện chính sách truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang nhật bản của công ty cổ phần thương mại và đầu tư JV SYSTEM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 92)

Bán hàng cá nhân là quá trình truyền thông trực tiếp giữa người bán với khách

hàng tiềm năng nhằm mục tiêu thông tin về SP- DV và bán hàng. Theo Philip Kotler (Marketing căn bản, NXB Thống kê, năm 1994) “Bán hàng cá nhân là một hình

trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp để ảnh hưởng đến hàng động mua hàng trong tương lai.

Mục tiêu của bán hàng cá nhân là nhằm quảng bá, giới thiệu SP- DV của doanh

nghiệp tới khách hàng, làm cho khách hàng biết đến SP- DV đó dẫn đến hành động mua hàng và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hay nói một cách đơn giản, mục tiêu của bán hàng cá nhân là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Ve cơ bản quá trình bán hàng gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Thăm dò và đánh giá: công ty cung cấp những thông tin về khách hàng, người bán tiếp xúc với khách hàng và xác định khách hàng tiềm năng rồi từ đó phát triển mối quan hệ với khách hàng đó.

Bước 2: Tiền tiếp xúc: Người bán hàng cần biết về công ty, khách hàng tiềm năng

và những người mua của doanh nghiệp càng chi tiết, cụ thể càng tốt.

Bước 3: Tiếp xúc: nhân viên bán hàng cần phải biết cách tiếp xúc, chào mời khách

hàng để tạo mối quan hệ tốt ban đầu. Người bán hàng cần phải phân tích nhu cầu của

khách hàng, trả lời các câu hỏi then chốt, chú ý tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu khách hàng.

Bước 4: Giới thiệu và chứng minh: Đây là bước quan trọng nhất của quá trình bán

hàng. Nhân viên bán hàng phải trình bày sản phẩm/dịch vụ với khách hàng một cách hấp dẫn và có sức thuyết phục nhằm tạo được sự chú ý, duy trì sự quan tâm, khuyến khích sự ham muốn và nhận được hành động.

Bước 5: Xử lý những từ chối: Khách hàng hầu như từ chối, sự từ chối mang tính chất tâm lý do khách hàng không muốn bị quấy rầy, ưa thích nhãn hiệu quen thuộc, không thích từ bỏ sự yêu thích, phản đối về giá cả, đặc điểm của sản phẩm. Để hiểu rõ nội dung phản kháng, có thể nêu câu hỏi để chính khách hàng trả lời về sự phản kháng của họ và biến nó thành nguyên nhân của sự mua hàng.20

viên bán hàng có thể đưa ra những yếu tố đặc biệt để kích thích người mua kết thúc thương vụ như giá ưu đãi hoặc hàng tặng kèm.

Bước 7: Theo dõi và duy trì: Mục đích chủ yếu của việc bán hàng là thỏa mãn nhu

cầu của khách hàng, do đó, nhân viên bán hàng phải đảm bảo khách hàng nhận được hàng, sử dụng thành thạo và có kết quả tốt.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing trong

XKLĐ

1.4.1. Nhân tố bên trong

- Khả năng tài chính: đối với doanh nghiệp khả năng tài chính cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp của họ. Đây

chính là yếu tố mà một doanh nghiệp phải tính đến đầu tiên khi bắt tay và thực

hiện một chiến dịch truyền thông bởi dựa và khả năng tài chính của doanh nghiệp, dựa vào ngân sách mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cho việc truyền thông mà các maketer sẽ tiến hành nghiên cứu và cân nhắc để lựa chọn những giải pháp, phương thức truyền thông sao cho hiệu quả đạt được tốt nhất so với

khả năng ngân sách dành cho việc truyền thông marketing.

- Nguồn nhân lực: bao gồm ban quản trị, những người đứng đầu, đề xuất và đưa

ra quyết định cho tất cả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên của doanh nghiệp có vai trò thực hiện những đề xuất mà ban quản trị đưa ra. Trong hoạt động truyền thông, nhân lực là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các giai đoạn trong quá trình truyền thông marketing. Nếu bộ phân nhân viên này làm không tốt cũng sẽ ảnh hưởng

rất lớn đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhân sự của tổ chức không phải lúc nào cũng đầy đủ để tham gia các hoạt động truyền

marketing của doanh nghiệp. Neu như một doanh nghiệp có sự khởi đầu tốt, cùng với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại thì việc truyền thông các SP- DV của doanh nghiệp cũng sẽ hiệu quả và đáng tin tưởng hơn so với các doanh

nghiệp khác. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cũng là yếu tố vật chất quyết định các chương trình marketing của doanh nghiệp. Chính vì vậy ngân sách tài chính là một yếu tố quan trọng trong quyết định của doanh nghiệp có khả năng thực hiện thành công những chiến lược truyền thông marketing đề ra hay

không.

- Yếu tố lãnh đạo: Người đứng các chiến lược truyền thông marketing có nhiệm

vụ đề ra các phương hướng xây dưng và sự phát triển các kế hoạch truyền thông nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Điều này đòi hỏi các người đứng đầu marketing ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho chiến lược truyền thông marketing. Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, người đứng đầu marketing phải dung

hòa cả hai mặt: một mặt là giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận còn một mặt là phải thường xuyên quan tâm nhân viên để, động viên tinh thần của nhân viên. Làm được điều đó mới giúp người lãnh đạo marketing vừa quản lý được nhân viên vừa hoàn thành tốt công việc triển khai các chiến lược truyền thông marketing .

- Khách hàng: Chính là đối đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và đem lại người doanh thu cho doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng có sức ảnh hưởng

lớn nhất đến các hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp, sự đánh

giá, sự phản hồi của khách hàng chính là gợi ý cho những bước tiếp theo trong

chiến lược truyền thông của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện

hợp và đứng vững trong “thương trường”.

1.4.2. Nhân tố bên ngoài

- Yếu tố Văn hóa- xã hội: Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa là ngôn ngữ, phong tục tâp quán, tôn giáo, giáo dục, quan niệm về gia đình, xã hội,.. ảnh hưởng đến hành vi thái độ của khách hàng, là những yếu tố hợp thành thị trường. Từ sự khác biệt nhau này sẽ ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến mọi hoạt động truyền thông marketing của

doanh nghiệp. Chính vì vậy việc hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn

hóa là cơ sở để tạo nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing phù hợp.

- Yếu tố về kinh tế: Nước ta là một nước có nền kinh tế thị trường. Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ suất, lãi ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu chi ngân sách,.. .tất cả các chỉ số này phản ánh tình trạng nền kinh tế, ảnh hưởng đến các ngành và các hoạt động khác của nền kinh tế trong đó có hoạt động truyền thông marketing.

- Yếu tố pháp luật- chính trị: Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính

sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động truyền thông marketing.

Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. - Yếu tố KH- CN: Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường KH- CN đến

hoạt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1 này, đã đề cập toàn bộ hệ thống cơ sở lý luận về chính sách truyền

thông marketing trong XKLĐ của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: tổng quan về

truyền thông marketing và xuất khẩu lao động; tiến trình hoạch định chiến dịch truyền

thông marketing; các công cụ trong chính sách truyền thông marketing; các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách truyền thông marketing để từ đó thấy được tầm quan trong

của chính sách truyền thông marketing trong lĩnh vực XKLĐ của một doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Toàn bộ nội dung chương 1 là hệ thống cơ sở lý luận quan trọng và cần thiết cho việc phân tích thực trạng XKLĐ và chính sách truyền thông marketing trong XKLĐ của một doanh nghiệp cụ thể để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XKLĐ VÀ CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG XKLĐ

NHẬT BẢN TẠI JV-SYSTEM

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư JV- SYSTEM

2.1.1. Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương Mại và Đầu Tư JV-SYSTEM - Chủ tịch hội đồng quản trị: Phạm Trung Kiên

- Trụ sở làm việc: Tầng 2 Tòa nhà HEID- Ngõ 12- Láng Hạ- Ba Đình- Hà Nội - Điện thoại: 024-3352-1865 Fax: 024-3352-1862

- Website: www.jv-system.com Email: info@jv-system.com - Loại hình công ty: Công ty Cổ phần

- Tổng vốn điều lệ: 36.000.000.000 đồng - Mã số thuế: 0106217549

- Ngày cấp giấy phép: 01/07/2013

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2013: Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư JV- SYSTEM được thành

lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 theo quyết định số 620/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động độc lập trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng, thương mại và tư vấn đào tạo tu nghiệp sinh xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Năm 2014: JV- SYSTEM đã tăng vốn điều lệ lên 15.000.000.000 đồng.

Năm 2015: Sau 2 năm, khảo sát và nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng tại

Việt Nam công ty đã hợp tác cùng với Tập đoàn Suzuka Fine và Tập đoàn Thermblock của Nhật Bản nhập khẩu, phân phối và phát triển Sơn Suzuka và sơn Thermblock tại Việt Nam nhằm mang đến các sản phẩm sơn tối ưu hóa chất liệu các công trình xây dựng.

Năm 2018: Trên chặng đường 5 năm xây dựng và phát triển, JV- SYSTEM đã trở thành một công ty có uy tín với các hoạt động sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với đội ngũ CBNV chuyên nghiệp, gồm ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, công ty có đủ năng lực về trình độ cũng như tiền lực về tài chính để đầu tư vào các dự án, thương mại và đào tạo tư vấn đi tu nghiệp sinh và XKLĐ Nhật Bản có chất lượng uy tín hàng đầu. Với định hướng phát triển coi trọng tính cam kết, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, luôn đề cao việc phát triển công ty đi đôi cùng với việc phát triển xã hội, JV- SYSTEM đã và đang trở thành lựa chọn ưu tiên đối với các đối tác và khách hàng.

Hiện nay, JV- SYSTEM đang có nhiều những dự án, kế hoạch đầu tư mới và đặc biệt đang ngày càng chú trọng hơn vào việc xây dựng các hoạt động truyền thông marketing nhằm tạo dựng thương hiệu JV- SYSTEM ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn nữa.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty

Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư JV- SYSTEM là tập đoàn đầu tư đa ngành chuyên nghiệp với nhiều lĩnh vực khác nhau:

Xúc tiến đầu tư: Hoạt động tư vấn, lựa chọn, xây dựng phương án và triển khai đầu tư trong nước một số lĩnh vực: xây dựng, nông nghiệp, đào tạo, thương mại,... Tổ chức triển lãm hoặc hội thảo về thương mại, nhằm giới thiệu các sản phẩm và lợi ích đầu tư.

Sản xuất: Lĩnh vực của công ty bao gồm: (1) Sản xuất về công nghiệp: sản xuất phụ tùng chính xác cho kim loại và nhựa cắt, CNC tiện* MC xử lý kết hợp; (2) Sản phẩm về môi trường: sản xuất và kinh doanh nước khử mùi và khử khuẩn; (3) Sản phẩm về nông nghiệp: trồng, sản xuất và phân phối rau củ quả sạch.

Dược phẩm và trang thiết bị y tế: Doanh nghiệp “Đủ điều kiện hành nghề sản xuất

trang thiết bị y tế” được Bộ Y tế thẩm tra, đánh giá và cấp chứng nhận, chuyên nghiên

cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, thiết bị vật tư y tế đạt tiêu chuẩn.

Xanh Nhật Việt để phân phối các sản phẩm nước khử mùi,diệt khuẩn, chăm sóc sức khỏe chủ động mang thương hiệu VIKILL theo dây truyền Nhật Bản.

Kinh doanh phân phối: Các sản phẩm mang thương hiệu Nhật Bản như sơn cao cấp Thermblock, sơn Suzuka Paint với tính năng vướt trong xây dựng; các thiết bị gia dụng đến từ Nhật Bản; mỹ phẩm cao cấp và thực phẩm chức năng đem lại sức khỏe cho con người.

XKLĐ và tư vấn du học: Đem đến cho cộng đồng, xã hội sự phát triển kinh tế thông qua XKLĐ và tư vấn du học Nhật Bản. Trong đó, XKLĐ là lĩnh vực thế mạnh của công ty, chuyên cung ứng nguồn lao động có chất lượng cho các đối tác và chủ sử dụng lao động đồng thời cam kết đảm bảo mức lương, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động làm việc tại Nhật Bản. Song song với các dịch vụ, JV- SYSTEM còn có cơ chế hỗ trợ người lao động trong quá trình đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng, với mức phí dịch vụ phù hợp theo quy định của Bộ LĐ- TB&XH. Người lao động luôn được quan tâm, tạo điều kiện và quản lý tốt nhất từ quá trình tuyển dụng cho đến khi làm việc ở nước ngoài.

Đào tạo Nhật ngữ: Công ty có trung tâm Nhật ngữ Mira tọa lạc tại thị trấn Sóc Sơn- Hà Nội có chức năng đào tạo cho người lao động và thực tập sinh trước khi sang

làm việc và học tập tại Nhật Bản đảm bảo những kiến thức ngoại ngữ tốt nhất để thuận tiện trong việc giao tiếp, có hiểu biết sâu về phong tục tập quán, văn hóa, pháp luật tại nước sở tại, đảm bảo về chất lượng phù hợp với yêu cầu của đối tác nước ngoài. Với cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng đầy đủ chỗ học tập và sinh hoạt cho hàng ngàn học viên. Trung tâm có đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiều kinh nghiệm, đặc biệt có cả các chuyên gia của Nhật Bản rất nhiệt tình và tâm huyết nên chất lượng

tay nghề và ý thức của thực tập sinh ngày càng nâng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh thì công ty còn liên kết với công ty thành viên: - Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ xanh Nhật Việt

- Công ty TNHH KOM Việt Nam

- Công ty cổ phần J.SYSTEM Việt Nam

- Công ty Luật VietLink

- Công ty Cổ phần đầu tư AMK

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của JV- SYSTEM

Nguồn từ Phòng HCNS Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch đầu tư và phát triển kinh doanh hàng năm của công ty cũng như mọi vấn đề liên quan đến mục đích, lợi ích của công ty. Hội đồng quản trị và các thành viên có nhiệm kỳ 5 năm và được bầu lại vào Đại hội cổ đông tiếp theo.

Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người nắm giữa quyền hành cao nhất trong hội đồng quản trị, người điều hành và giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết

Một phần của tài liệu 152 giải pháp hoàn thiện chính sách truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang nhật bản của công ty cổ phần thương mại và đầu tư JV SYSTEM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 92)