5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn có được sử dụng hiệu quả hay không, công tác quản lý sử dụng vốn có đạt chất lượng hay không bị tác động nhiều bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh công ty nên có chiến lược phát triển rõ ràng. Trong chiến lược phát triển công ty phải xác định rõ mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển theo giai đoạn, phương hướng phát triển, những rủi ro có thể gặp phải, chiến lược về thị trường, chiến lược nâng cao doanh thu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất …cụ thể như sau:
- Mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển theo giai đoạn: Đây là bước tiền đề cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Những mục tiêu hoạt động này phải được xác định dựa trên nhiều yếu tố bao gồm thành tựu, hạn chế của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian trước, tình hình
hoạt động hiện tại, xu hướng phát triển tương lai của thị trường, người tiêu dùng. Những mục tiêu đưa ra phải rõ ràng, cụ thể theo từng giai đoạn vì đây sẽ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn, huy động các nguồn vốn…
- Xác định những rủi ro có thể gặp phải: hoạt động này giúp công ty tránh được những rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng như xác định nguồn vốn đột xuất mà công ty có thể phải dùng. Thực tế, bất kỳ hoạt động nào trong sản xuất, kinh doanh đều có những rủi ro nhất định. Đối với ngành điện lực, rủi ro có thể đến từ các yếu tố thời tiết gây hỏng hóc trang thiết bị, đường truyền dẫn, rủi ro trong cạnh tranh đến từ các công ty sản xuất năng lượng mặt trời… Do đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn thì việc xác định những rủi ro là cần thiết trong chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Chiến lược về thị trường: Kinh tế hội nhập mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh doanh cho các công ty nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho các công ty khi mà lượng đối thủ cạnh tranh đang ngày càng tăng cao. Điều này yêu cầu các công ty phải có chiến lược phát triển thị trường trong quá trình phát triển của mình. Mặc dù các hoạt động đánh giá hiệu quả kinh doanh đã được chú trọng nhưng chưa được đầu tư chuyên sâu. Hơn nữa, việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh chưa được chú trọng trong các chiến lược phát triển của công ty. Do đó, để phát triển tốt chiến lược thị trường cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên thực hiện phân tích và so sánh kết quả hoạt động ít nhất 5 năm trở lại. Thực hiện phân tích sâu một số chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh… so sánh theo nhiều chiều để có những nhận định, đánh giá chính xác nhất.
Công ty nên tích hợp những công cụ phân tích chuyên nghiệp trong quá trình phân tích đánh giá, tham khảo ý kiến của chuyên gia kinh tế để nâng cao hiệu quả các chiến lược phát triển thị trường. Ngoài ra, công ty nên thu thập các số liệu liên quan tới đối thủ cạnh tranh, thực hiện phân loại đánh giá những điểm mạnh, hạn chế của đối thủ. Lấy kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh và điểm mạnh, hạn chế của đối thủ để xây dựng chiến lược phát triển thị trường.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong tất cả các hoạt động của công ty. Nếu vốn được coi là công cụ phát triển hoạt động sản xuất của công ty thì con người có thể được ví như trái tim của công ty. Để đảm bảo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực rõ ràng. Hiện nay, hầu hết ban lãnh đạo, các nhân viên của công ty đều đáp ứng được yêu cầu cơ bản về trình độ văn hóa, học vấn. Tuy nhiên, những yêu cầu về trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý vốn của ban lãnh đạo công ty là hạn chế vì vậy công ty nên chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình. Cụ thể:
Công ty nên thường xuyên giám sát vai trò, trách nhiệm của người quản lý trong khi thực hiện quản lý sử dụng vốn kinh doanh. Vì đây là người quyết đinh chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, phân bổ vốn của công ty. Khi thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực của nhân viên, cán bộ quản lý công ty nên chú trọng tới năng lực thực tế thay vì dựa vào các chỉ tiêu như thâm niên lao động, trình độ học vấn, năng lực trên giấy tờ.
Các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn là quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, việc cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng. Trước khi xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo, công ty nên xác định rõ nhóm đối tượng thực sự cần đào
tạo, nhu cầu đào tạo, phương thức đào tạo, lượng phí cần chi trả cho chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng của công tác này. Bên cạnh đó, công ty có thể hỗ trợ thêm cho những nhân viên tham gia chương trình đào tạo để nâng cao tinh thần học hỏi, công hiến của công ty. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, công ty cần kiểm tra, đánh giá chất lượng của các lớp đào tạo, sự hài lòng của nhân viên thông qua ý kiến phản hồi trực tiếp của nhân viên, kết quả công việc trước và sau khi tham gia chương trình đào tạo.
Chú trọng tới hoạt động nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Chú trọng nâng cao tinh thần của nhân viên ở đây có thể hiểu là các hoạt động giúp nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn và động lực trong công việc cho nhân viên. Công ty nên có chính sách khen thưởng đối với nhân viên có thành tích cao trong công việc. Bên cạnh đó, cũng cần nghiêm khắc phê bình đối với nhân viên vi phạm nội quy của công ty, không có nỗ lực trong công việc. Điều này sẽ giúp các nhân viên nỗ lực nhiều hơn trong công việc.
- Ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Công nghệ 4.0 xuất hiện mang lại cho nhiều lợi ích cho hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để khai thác, tận dụng triệt để những thành tựu này công ty cần phải có lộ trình rõ ràng, tránh trường hợp áp dụng ồ ạt khiến nhân viên khó thích ứng, giảm hiệu quả.
Công ty nên tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho hoạt động đổi dây sản xuất, lắp đặt theo hướng công nghệ hóa. Công ty nên xây dựng phương đầu tư, đổi mới công cụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty nên chú trọng phát triển công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, tránh gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ không chi triển khai ở các hoạt động sản xuất mà nên chú trọng cả vào những hoạt đông nghiên cứu, phân tích thị trường, hiệu
quả kinh doanh, sử dụng vốn. So với những tính toán thông thường, những phần mềm phân tích kinh tế được cho là tiết kiệm hơn và mang lại sự chính xác, hiệu quả hơn. Do đó, những phần mềm ứng dụng nên được đồng bộ dần trong các khâu sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty.
Việc áp dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất là cần thiết tuy nhiên công ty phải đảm bảo phương hướng phát triển đề ra phù hợp với thực trạng nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh, lượng vốn mà công ty có.
4.2.3. Giải pháp nâng cao quản lý sử dụng vốn cố định
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn cố định, công ty nên chú hoạt động lập kế hoạch sử dụng, quản lý tài sản cố định. Tài sản cố định thường là những tài sản có giá trị khá lớn, sử dụng trong thời gian dài, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như chất lượng công tác quản lý công ty cần có kế hoạch sử dụng, quản lý cụ thể. Công ty nên chia tài sản cố định thành các nhóm cần sửa chữa, nhóm cần thay thế… để xây dựng kế hoạch quản lý hợp lý. Nhân viên là những người sử dụng trực tiếp và tiếp xúc nhiều với loại hình tài sản này. Do đó, công ty có thể tham khảo thêm ý kiến từ nhân viên để kế hoạch đưa ra sát nhất với thực tế.
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn cố định cũng cần được chú trọng. Những hoạt động này giúp công ty quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng tài sản cố định, tránh tình trạng mất mát, hư hỏng, nhân viên sử dụng sai mục đích. Việc kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn cố định nên phân chia trách nhiệm cho từng phòng ban, thúc đẩy các phòng ban tự bảo vệ, kiểm tra tài sản cố định mà mình được sử dụng. Như vậy hoạt động này sẽ đạt được chất lượng hơn.
Công ty nên trang bị thêm các tài sản cố định là trang thiết bị máy móc công nghệ mới, phần mềm phân tích kinh tế. Những tài sản cố định này rất thiết thực cho các hoạt động nghiên cứu, phân tích và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2.4. Giải pháp nâng cao quản lý sử dụng vốn lưu động
Theo như phân tích thực trạng tại chương 3, nguyên nhân chính dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nợ xấu, khó thu đang tăng qua các năm, sự tiết kiệm vốn thấp, hàng tồn kho lớn và hoạt động xác định nhu cầu vốn lưu động chưa được chú trọng. Điều này là do việc quản lý nợ xấu, hàng tồn kho chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn lưu động, công ty điện lực Lào Cai nên chú trọng những giải pháp sau:
Một là, chú trọng hoạt động xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Trước mỗi năm tài chính, công ty cần thực hiện xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động theo tháng, quý. Lý do cần chú trọng công tác này là xác định nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp dự trù được các khoản vốn cần sử dụng, nhu cầu vốn đột xuất từ đó công ty sẽ lên những kế hoạch phù hợp. Hơn nữa, việc xác định đúng nhu cầu sử dụng vốn sẽ giúp công ty chủ động quản lý vốn, nắm chắc các nguồn sử dụng vốn, tiết kiệm được chi phí sử dụng và đem lại hiệu quả sử dụng cao. Hoạt động xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động cần phải đáp ứng được những điều sau:
- Xác định nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với từng quy trình trong hoạt động sản xuất. Công ty phải xác định rõ lượng vốn lưu động cho từng quy trình cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển và các yếu tố liên quan để điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp, lập kế hoạch chi tiết cho từng quy trình cụ thể để thuận tiện trong công tác quản lý.
- Xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động dựa trên thông tin liên quan tới tình hình kinh doanh của công ty. Thực tế, vốn lưu động sử dụng chủ yếu cho các khoản chi ngắn hạn, do vậy việc xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động cần phải dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế, phân tích kinh tế theo quý của công ty để tránh tình trạng phát sinh nhu cầu vốn đột xuất.
- Xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động dựa trên kết quả phân tích tình hình tài chính. Kết quả phân tích tài chính theo quý, thường niên là căn cứ để công ty xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Kết quả phân tích này giúp công ty hiểu rõ được hiệu quả hoạt động sử dụng vốn kinh doanh, hoạt động sản xuất trong quá khứ. Hiểu được điểm ưu, nhược điểm trong các hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn để điều chỉnh lượng vốn lưu động phân bổ cho phù hợp.
Hai là, đẩy nhanh công tác quản lý nợ, thu nợ.
Trong giai đoạn 2017- 2018, lượng nợ xấu, khó thu hồi của công ty tăng nhanh. Nguyên nhân của vấn đề này là do một số công ty phá sản, không còn khả năng chi trả, một số doanh nghiệp cố tình kéo dài các khoản nợ. Để giảm thiểu tình trạng này, công ty nên có những chiến lược cụ thể đối với từng nhóm đối tượng. Đối với những doanh nghiệp cố tình kéo dài nợ, công ty nên sử dụng biện pháp thương thảo tránh gây khó chịu cho khách hàng. Tăng cường quản trị tiền mặt và tiền gửi trong nội bộ. Đưa ra các chính sách, ưu đãi giành cho khách hàng thanh toán trước hạn…
Ba là, tăng cường công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty đang gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tài sản lưu động của công ty. Điều này là do đây là những trang thiết bị phục vụ cho những dự án lớn, nhưng do sự chậm trễ từ phía thi công nên khiến hoạt động lắp đặt của công ty cũng bị lùi lại. Để tránh tình trạng này, công ty có thể ứng dụng mô hình tồn kho hiệu quả- EOQ. Trong đó, tính toán mức dự trữ tồn kho tối ưu đối với những thiết bị truyền dẫn có giá trị lớn để giảm chi phí bảo quản, từ đó giảm nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh đó, công ty nên thiết lập mối quan hệ thân thiết, bền chặt với những nhà cung cấp. Đưa ra những điều kiện ràng buộc tránh trường hợp bên cung cấp lợi dụng lợi thế độc quyền để tăng giá hoặc ép lấy hàng.
4.3. Kiến nghị đối với tập đoàn điện lực Việt Nam
Công ty điện lực Lào Cai là công ty trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh cũng như phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai tập đoàn điện lực Việt Nam cần tạo điều kiện cho phép công ty chủ động hơn trong việc gọi vốn, phát triển các dự án xây dựng lớn. Hỗ trợ công ty trong việc phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về quản lý kinh tế còn hạn chế. Do đó, tập đoàn nên điều phối cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công ty nhằm giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất là bước đi nhanh nhất giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh. Do đó, tập đoàn nên đưa ra các chính sách hỗ trợ công ty mua thêm trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua công ty điện lực Lào Cai đã không ngừng nỗ lực cải thiện bộ máy quản lý, tăng cường chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu thực trạng quản lý sử dụng vốn kinh doanh và đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty điện lực Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2016- 2018, kết quả đạt được