- Quan sát, so sánh với mẫu máy mà nhóm mình đã chế tạo và rút ra nhận xét.
KẾT LUẬN CHUNG
Sau một thời gian nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và với
các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đạt được một số kết quả như sau:
• Qua việc nghiên cứu, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ một
số luận điểm lí luận như: Thế nào là phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong học tập của học sinh; Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức, phát triển tư duy, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh...
• Chúng tôi tìm hiểu tình hình dạy học các ứng dụng kĩ thuật của
vật lí chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí lớp 12 THPT nhằm xác định những khó khăn chủ yếu và những sai lầm phổ
73
• Trên cơ sở vận dụng lý luận về tổ chức dạy học theo nhóm và
các luận điểm khoa học trong nghiên cứu chiến lược dạy học phát triển hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, chúng tôi đã thiết kế phương án dạy học vấn đề “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm. Thông qua hoạt động này, học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo.
• Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của
đề tài. Chúng tôi đã ghi lại hoạt động của việc tổ chức dạy học thực nghiệm các bài đã soạn thảo bằng băng hình để làm tư liệu cho việc tham khảo, phân tích tiến trình để từ đó có thể rút ra những ý kiến đóng góp cho việc dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí lớp 12 THPT.
Tuy nhiên, do điều kiện có hạn và khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi chỉ mới soạn thảo được vấn đề “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí lớp 12 THPT và thực nghiệm trên một lớp học sinh. Vì vậy, việc đánh giá kết quả của nó chưa mang tính khái quát. Những kết quả của thực nghiệm sư phạm và kết luận rút ra từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu sang các phần khác của chương trình.
Cuối cùng, chúng tôi hi vọng rằng luận văn có tác dụng góp
phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.