Diễn biến thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn Cao học (Vật lí) (Trang 52 - 60)

- Quan sát, so sánh với mẫu máy mà nhóm mình đã chế tạo và rút ra nhận xét.

3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm

Đơn vị kiến thức 1: Máy phát điện xoay chiều một pha

Đơn vị kiến thức 2: Máy phát điện xoay chiều ba pha

53

3.5.3. Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc pháp huy

tính tích cực, phát triển tư duy của học sinh

Để đánh giá của việc dạy học theo nhóm của tiến trình dạy học đã soạn thảo với việc nắm vững kiến thức, phát huy tính sáng tạo của học sinh, chúng tôi đã căn cứ vào các câu hỏi, các đề xuất, kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh trong quá trình học. Chúng tôi nhận thấy:

Tình hình học tập ở lớp thực nghiệmTình hình học tập ở lớp đối chứngNhận xét qua 3 tiết học

• Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh đã

được học tập theo phương pháp mới. Các em đã làm quen với việc học tập theo nhóm nhưng thường chỉ giải quyết các phần việc nhỏ trong một bài học với sự định hướng rõ ràng của thầy cô. Các em hoạt động nhóm theo hình thức quen thuộc thì các em cũng sôi nổi nhưng vẫn có thành viên ngồi chơi, ỉ lại vào các bạn, thời gian thảo luận đưa ra câu trả lời còn dài.

• Chúng tôi thông báo sẽ tiến hành hoạt động nhóm theo cấu

trúc TGT nghĩa là chia nhóm theo khả năng học tập trong đó các thành viên số 1 của từng nhóm có sức học tương đương nhau, tương tự với các thành viên còn lại. Quá trình kiểm tra đánh giá được biến thành các cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên có cùng số ở các nhóm. Sự chênh lệch giữa hai lần kiểm

55

• Khi chúng tôi giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập và dụng cụ

thí nghiệm, các em rất hăng hái tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, tranh luận xem dụng cụ này để làm gì, bố trí như thế nào. Các em rất thích tự làm việc và yên tâm vì luôn được chúng tôi khuyến khích, giúp đỡ nên khi tạo được từ phổ các em tỏ ra rất phấn khởi và sôi nổi tranh luận tìm mối liên hệ giữa chiều đường sức từ với các cực nam châm và chiều dòng điện. Các em cũng đã mạnh dạn hỏi chúng tôi về những điều mà các em chưa hiểu, và khi được giúp đỡ, động viên, các em tiến bộ rõ rệt. Chúng tôi nhận thấy không khí học tập trong lớp rất sôi nổi, thoải mái, mọi học sinh đều làm việc. Học sinh đã chủ động hơn, tích cực hơn trong hoạt động của mình.

Tình hình học tập ở lớp đối chứng:

• Không khí học tập không sôi nổi, các em chỉ thụ động ngồi

nghe, ghi chép, không tự tin khi vận dụng (có khi vận dụng sai) các kiến thức đã học.

• Không được thực hiện các hoạt động như: quan sát máy để

chỉ ra các bộ phận chính , không tự lắp ráp máy do đó có thể học thuộc bài tại lớp, nhắc lại được kiến thức một cách máy móc.

57

Qua 3 tiết học chúng tôi rút ra nhận xét:

• Vì thường xuyên trao đổi, thảo luận nên học sinh đã hình

thành thói quen dám nói ra và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể. Đồng thời cũng phát triển ở học sinh khả năng suy nghĩ, xử lí tình huống một cách nhanh nhạy và độc lập.

• Qua cách học tập này học sinh đã biết sử dụng ngôn ngữ

vật lí để diễn đạt, mô tả, giải thích một hiện tượng vật lí. Biết hình thành một kiến thức vật lí theo con đường nhận thức khoa học.

• Đặc biệt qua tiến trình dạy học này học sinh đã phát triển

được ngôn ngữ viết, đã biết cách tự ghi chép những kiến thức cần thiết trong bài, biết nhận ra phần nào quan trọng để tiện cho việc học tập. Trong các bài học cũng như bài kiểm tra các em đã tiến bộ rất nhiều khi trình bày những vấn đề các em hiểu.

• Học sinh còn phát triển khả năng thao tác, lắp ráp và vận

hành các mẫu máy mà các em thiết kế. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động thực hành thí nghiệm vật lí.

59

 Chúng tôi xác định rằng cách đánh giá tốt nhất là theo dõi,

đánh giá hoạt động của học sinh ngay trong quá tình tiếp nhận kiến thức mới. Chúng tôi đã căn cứ vào các câu trả lời trong phiếu học tập, kết quả hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Kết hợp với cách đánh giá này, chúng tôi căn cứ vào bài kiểm tra viết để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh. Nội dung của bài kiểm tra bao gồm một số kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm vững, và phải vận dụng được. Đồng thời, kết quả bài kiểm tra viết của học sinh cũng là một trong những căn cứa để đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Sau đợt thực nghiệm chúng tôi soạn thảo đề kiểm tra viết (phụ lục) tiến hành trong 45 phút.

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn Cao học (Vật lí) (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(77 trang)