6. Kết cấu của khóa luận
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị
trường, giá bán, giá vốn, thuế... rất khác nhau. Tùy các loại mẫu mã, kích thước khác nhau
mà mức giá đặt ra cũng không giống nhau dù cùng loại sản phẩm. Do đó việc đa dạng hóa
sản phẩm luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp. Hàng hóa càng đa dạng, doanh nghiệp càng có cơ hội gia tăng lợi nhuận nếu có nhiều hàng hóa nổi bật và được tiêu thụ
nhiều.
- Kênh phân phối và phương pháp maketing sản phẩm: mỗi doanh nghiệp thường có hệ thống các kênh phân phối của riêng mình, chi phí cho hoạt động maketing sẽ cao nhưng
doanh nghiệp lại có sự chủ động và khả năng tiếp cận với khách hàng sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông,...cũng góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Theo mô hình tiếp thị
hỗn hợp- maketing 4P, với nguyên tắc “vàng” là thấu hiều khách hàng qua bốn chữ P sau:
Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (Xúc tiến). Việc phân phối và marketing càng hiệu quả thì khả năng lợi nhuận tăng càng cao.
- Chính sách giá cả: đến hơn 90% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đều chú ý đến giá cả đầu tiên, bởi nó là yếu tố trực tiếp dễ thấy và quyết định đến khả năng có thề mua của
Hình 1.1: Mô hình cung - câu hàng hóa
(Nguồn: Kinh tế học vĩ mô)
Đường cầu dốc xuống thể hiện giữa giá và cầu về sản phẩm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi giá tăng lên thì cầu sản phẩm sẽ giảm xuống và ngược lại. Trong khi đó đượng cung (S) dốc lên cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa giá và cung về sản phẩm. Tuy nhiên cơ chế thị trường sẽ luôn điều tiết để giá sản phẩm thay đổi về điểm cân bằng (điểm giao giữa đường cung và đường cầu). Khi giá sản phẩm tăng (P1 đến P2), sản lượng sẽ tăng (Q1 đến Q2), khi đó đường cầu sẽ dịch sang phải và điểm cân bằng mới sẽ được tạo ra (giao của S và D2)
- Trình độ người lao động: người lao động chính là “nòng cốt” của một doanh nghiệp, bởi họ chính là người tạo ra sản phẩm và tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng có
nhu cầu. Trình độ người lao động cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động và tiết kiệm được chi phí nhân công.
- Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: năng lực tổ chức va quàn lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó phân công lao động khoa học, giúp