Giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy quản lý chiNSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 73)

Quản lý chi NSNN phụ thuộc nhiều vào năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực này, gắn liền công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi

dưỡng đội ngũ cốt cán có chất lượng và đạo đức công vụ. Để nâng cao chất lượng bộ máy quản lý chi NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Thái Nguyên,trước hết cần chú trọng chọn lọc cán bộ ngay từ khâu thi tuyển, đảm bảo chọn được những cán bộ có tài, có tâm. Tỉnh cần đẩy mạnh công tác thu hút nhân tài, áp dụng các chính sách về lương thưởng, chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực của người lao động.. Bên cạnh đó cần chú trọng trau dồi, bồi dưỡng trình độ của các cán bộ trong bộ máy quản lý thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ quản lý, phẩm chất chính trị. Tổ chức các kỳ thi sát hạch công chức, viên chức để nâng cao ý thức trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN của Tỉnh

Các cán bộ trong bộ máy quản lý cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tổ chức, điều hành và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ. Sắp xếp các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực lãnh đạo và phẩm chất đạo đức vào vị trí quan trọng, chủ chốt trong bộ máy quản lý.. Đẩy mạnh phương pháp quản lý kinh tế, cần có cơ cấu thưởng phạt phân minh, nâng cao mức thưởng đối với những cá nhân có thành tích trong công tác quản lý.

Ngoài ra, việc tổ chức bộ máy cần sắp xếp theo hướng tinh gọn, ổn định, sử dụng cán bộ, phân công công tác phải theo đúng năng lực, trình độ của từng người. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11-NQ/TW ban hành ngày 25/01/2002 của Bộ Chính Trị nhằm tạo điều kiện để các cán bộ trong bộ máy quản lý được rèn luyện, bồi dưỡng giúp cán bộ phát triển toàn diện vững vàng đặc biệt là các cán bộ trẻ, có triển vọng.

4.2.7.Tạo điều kiện và nâng cao vai trò giám sát của người dân

Công tác giám sát của người dân trong hoạt động của các tổ chức công ngày càng được chú trọng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn

thi hành về công tác chi NSNN, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, người dân chưa có vai trò cao trong việc giám sát hoạt động quản lý chi NSNN. Hiện tại thực hiện công khai, minh bạch NSNN thường chỉ áp dụng khi đã có văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền dẫn tới có nhiều trường hợp có những công trình công cộng đã không đáp ứng được nhu cầu như người dân mong muốn.

Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng ban hành theo quyết định 80 ngày 18/04/2005 của Thủ tướng đã được áp dụng tại nhiều địa phương, tuy nhiên việc thành lập ban giám sát đầu tư cộng đồng gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ngoài ra còn có một số các văn bản pháp luật khác liên quan đến vấn đề quyền hạn giám sát của người dân trong công tác quản lý chi NSNN như: Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ban hành ngày 30/09/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư; tại luật NSNN năm 2015, điều số 16 có quy định về các nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng như: tình hình dự toán hàng năm, công tác công khai NSNN, việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý NSNN…

Để nâng cao công tác giám sát của người dân trong công tác quản lý chi NSNN thì Tỉnh cần khuyến khích người dân đưa ra giải pháp, sáng kiến nhằm thực hiện chi NSNN một cách tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Với những sáng kiến mang tính thiết thực cao, hiệu quả tốt thì các cấp, các ban ngành cần đưa ra một mức thưởng nhất định nhằm khuyến khích người dân đóng góp thêm nhiều ý kiến tốt hơn. Bên cạnh đó cần đảm bảo giải quyết các đơn thư, khiếu nại của người dân một cách nhanh chóng, hợp tình, hợp lý. Phối hợp giữa các cơ quan Tỉnh, cơ quan báo chí, phát thanh đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền giám sát các hoạt động của các tổ chức công trong đó có các tổ chức liên quan quản lý chi NSNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cấp tỉnh, góp phần

quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng như cung cấp rộng rãi, đầy đủ, chính xác, kịp thời về các vụ án tham nhũng, tạo dư luận xã hội lên án hành động tham nhũng, tạo sức ép lên các cơ quan điều tra, xử lý và các đối tượng có hành vi tham nhũng.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN cấp Tỉnh nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quản lý chi NSNN cấp tỉnh thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN, góp phần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Tỉnh trong phạm vi quyền hạn của chính quyền Tỉnh và cụ thể theo từng thời kỳ, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển, góp phần ổn định và phát triển bền vững của tài chính quốc gia.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, HĐND, UBND và các ban ngành, tổ chức, cá nhân có tham gia vào công tác quản lý chi NSNN cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác quản lý chi NSNN . Công tác lập kế hoạch chi NSNN đã tương đối bám sát tình hình thực tế của Tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và được nghiên cứu đánh giá cụ thể về hiệu quả trước khi triển khai thực hiện. Việc thực hiện phân bổ chi đúng dự toán, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Công tác thanh tra, kiểm tra , kiểm toán đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, chặt chẽ và an toàn đã góp phần làm giảm tình trạng chi sai mục đích, nâng cao hiệu quả chi NSNN của Tỉnh.

Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác quản lý chi NSNN của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh cần phải thực hiện một số giải pháp như nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, chú trọng chọn lọc cán bộ ngay từ khâu thi tuyển, đảm bảo chọn được những cán bộ có tài, có tâm và sắp xếp vị trí trong bộ máy quản lý phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần hoàn thiện

công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách trên cơ sởcác chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước, cân đối với dự toán thu, dự toán phân bổ của tỉnh Thái Nguyên. Tổ chức tốt công tác thực hiện dự toán, hoàn thiện công tác quyết toán cũng như tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động chi NSNN của Tỉnh,các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời Tỉnh cũng cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành chi NSNN tại Tỉnh,có hình thức khen thưởng, vinh danh các cán bộ có thành tích tốt hay có các biện pháp kỷ luật các cán bộ có sai phạm một cách thỏa đáng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hay nâng cao vai trò giám sát của người dân trong công tác quản lý chi NSNN cũng là các giải pháp mà Tỉnh cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của Tỉnh trong thời thời kỳ hội nhập và cách mạng 4.0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính, 2012.Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 về

Hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư

2. Bộ Tài Chính, 2011.Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011,

Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

3. Dương Đăng Chinh ,2007.Quản lý tài chính công. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

4. Chính phủ,2006.Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2016 của

Chính phủ Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

5. Chính phủ,2008. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của

Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

6. Cục thống kê, 2019.Niên giám tài chính-ngân sách tỉnh Thái nguyên

2016-2018.Thái Nguyên: Nhà xuất bản Thống kê

7. Phương Thị Hồng Hà ,2006.Quản lý NSNN.Hà Nội:NXB Hà Nội

8. HĐND tỉnh Thái Nguyên,. Nghị Quyết của HĐND Tỉnh Thái Nguyên về

việc phê duyệt dự toán và quyết toán NSĐP2016,2017,2018

9. Ngô Thanh Hoàng ,2012. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, Tạp chí

Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 4 trang 105.

10. Trịnh Thị Thúy Hồng ,2012.Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng

cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định.Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng. Đại

học Kinh tế quốc dân.

11. Sở tài chính,.KBNN Tỉnh Thái Nguyên,dự toán chi NSNN, quyết toán

12. Phạm Văn Khoan ,2007.Quản lý tài chính công. Hà Nội: NXB Tài chính.

13. Trần Văn Lâm ,2009.Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.Luận án tiến sỹ kinh tế.Học

viện Tài chính.

14. Nguyễn Thị Minh ,2008.Đổi mới chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị

trườngở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Tài chính.

15. Hoàng Thị Thúy Nguyệt ,2009. Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12

16. Hoàng Thị Thúy Nguyệt ,2009. Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 trang 68. 17. Nguyễn Minh Phong ,2013.Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN, Tạp chí Tài chính số 5 - 2013.

18. Quốc hội,2013.Luật tổ chức chính quyền địa phương, Số 77/2015/QH13. Ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015

19. Quốc hội,2015.Luật NSNN, số 83/2015/QH13. Ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015

20. Nguyễn Đình Tài ,2010. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam,

Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2010.

21. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài ,2012. Xây dựng hệ thống giám sát vàđánh giá chi tiêu công dựa trên kết quả ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258 tháng 4, 2012.

22. Lê Toàn Thắng ,2013.Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tiến sĩ. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Đỗ Thị Thu Trang ,2012.Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên qua KBNN Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học

24. Lương Ngọc Tuyền ,2005.Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên của NSNN qua KBNN; Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Anh Tuấn ,2012.Giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán

độc lập trong kiểm soát rủi ro đầu tư công.Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế

toán,số3,104) năm 2012.

26. Trần Quốc Vinh ,2009.Đổi mới quản lý chi NSĐP các tỉnh Đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)