Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 60)

a. Hạn chế

- Về công tác lập kế hoạch và phân bổ dự toán: Chất lượng lập kế hoạch ở các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bao quát hết được các yêu cầu và nhiệm vụ chi, vì vậy trong thực hiện phải điều chỉnh nhiều. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB: phân bổ vốn đầu tư tuân thủ chưa triệt để quy định Luật Đầu tư công; phê duyệt dự án mới chưa phù hợp cân đối vốn của địa phương, không giao rõ nguồn vốn thực hiện; giao kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới chưa đủ điều kiện bố trí vốn. chưa phù hợp với tiêu chí và thứ tự ưu tiên, bố trí vốn dàn trải, không tập trung từ đó gây ra nợ đọng, lãng phí ngân sách, không có hiệu quả Sử dụng dự phòng vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 chưa phù hợp. Xây dựng dự toán sai định mức, đơn giá…Trong lĩnh vực chi TX: Lập phân bổ dự toán chưa sát với thực tế, chưa đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH và chủ động trong điều hành chi NS hàng năm. Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho việc thực hiện khâu hạch toán và quản lý dự toán chi dễ dẫn đến cơ chế xin cho. Cơ cấu chi chưa thực sự hợp lý, chi đầu tư phát triển còn ở mức thấp, chi thường xuyên cao, điều này chưa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

- Công tác chấp hành dự toán và quyết toán chi NS: Trong đầu tư XDCB vẫn còn các trường hợp như tạm ứng sai quy định, thanh toán vượt quá giá trị thi công, thanh toán sai đơn giá, Quyết toán khống khối lượng, không đủ hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ kiểm định chất lượng công trình; Công tác

quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành chưa đảm bảo quy định, công tác quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thường chậm so với quy định, kéo dài thời gian nhiều tháng, năm gây khó khăn cho các chủ đầu tư. Trong lĩnh vực chi thường xuyên: Mua sắm vượt định mức, chi vượt dự toán, ngoài dự toán. Vốn bổ sung có mục tiêu của NSTƯ hàng năm sử dụng không hết, không đúng dự toán, dư nguồn nộp trả lại ngân sách cấp trên, gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực ngân sách.

- Công tác quyết toán chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác quyết toán dẫn tới nhiều công trình đã hoàn thành và sử dụng nhưng chưa được quyết toán, ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN,

- Công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán: Các cuộc thanh, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí. Một số cuộc thanh tra còn kéo dài thời gian so với kế hoạch đề ra; chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác quản lý. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn trùng lắp về nội dung và đơn vị được kiểm tra. Gây khó khăn cho đơn vị. Việc thực hiện xử lý theo kiến nghị thanh tra, kiểm tra còn chậm, chưa triệt để đặc biệt là những kiến nghị có liên quan đến chấn chỉnh công tác quản lý và xử lý trách nhiệm những cá nhân có sai phạm.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện công tác chi NSNN của Tỉnh và một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn và thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, chưa chấp hành đúng các quy định của luật NSNN, chấp hành chi không đúng quy định gây lãng phí ở một số các khoản chi và có hiện tượng thanh tra viên nhũng nhiễu các đơn vị khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.Vẫn còn hiện tượng các thanh tra viên nhũng nhiễu các đơn vị khi tiến hành thanh, kiểm tra.

- Việc thực hiện công khai, minh bạch dự toán quyết toán NS hàng năm chưa đi vào nề nếp, làm hạn chế hiệu quả giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân Các báo cáo chi, công tác quyết toán, kết quả thanh, kiểm tra chưa được công bố và công khai rộng rãi trên báo chí và phương tiện truyền thông. Thời điểm công khai các báo cáo chi NSNN của tỉnh cho công dân còn muộn, tính chính xác và thiết thực chưa cao.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

- Hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ và đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Việc ban hành văn bản còn chậm, tạo ra độ trễ quá lớn gây khó khăn trong thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong một số lĩnh vực, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, trong bố trí sử dụng CBCC… chưa được hoàn thiện thiếu đồng bộ, nhiều tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị chưa được thường xuyên. Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời: Luật NSNN chưa quy định rõ trường hợp thực hiện kiểm toán thì kiểm toán nhà nước phải gửi báo cáo quyết toán NSNN tới Hội đồng nhân dân, Quốc hội trước kỳ họp, để cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức này trước khi xem xét, phê chuẩn. Luật cũng không quy định cụ thể là phải xử lý xong các sai phạm được phát hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân, Quốc hội. Thời hạn Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách là 18 tháng kể từ khi kết thúc năm ngân sách là quá dài nên đã hạn chế tác dụng của công tác quyết toán đối với việc quản lý và điều hành năm sau.

-Tính tự chủ trong công tác lập và phân bổ dự toán còn thấp, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn NS của cấp trên. Quá trình dự toán thiếu tính chủ động

- Công tác quản lý chi NSNN hiện chú trọng đến đầu vào, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến đầu ra và kết quả thực hiện dẫn tới ngân sách chưa mang tính thực tế cao, dễ bị điều chỉnh, thất thoát. Cụ thể:

+ Đối với lĩnh vực đầu tư: NSNN còn đầu tư dàn trải, nhiều dự án, công trình đã được thẩm định quyết toán, đã có khối lượng hoàn thành song chưa được bố trí vốn để thanh toán dứt điểm, khi xây dựng kế hoạch chưa chủ động bố trí đủ nguồn trả các khoản vay đến hạn, tình trạng đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện vượt khả năng ngân sách vẫn còn diễn ra, dẫn đến tình trạng công nợ phát sinh tuy chưa đến mức thiếu lành mạnh nhưng cũng là một thiếu sót lớn cần khắc phục; Năng lực và trách nhiệm của các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án còn nhiêu bất cập; chất lượng một số công trình còn thấp; chất lượng hồ sơ một số dự án do các đơn vị tư vấn lập và thẩm tra còn sơ sài, phát sinh nhiều dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh; công tác giám sát đánh giá đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư của đa số dự án còn chậm; tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm còn nhiều khó khăn + Đối với lĩnh vực chi thường xuyên: Định mức phân bổ Trung ương ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài, trong khi giá cả thị trường biến động mạnh, vì vậy nhiều đơn vị không tiết kiệm được kinh phí hoặc tiết kiệm không đáng kể, điều đó đã hạn chế ý nghĩa của việc tự chủ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Mặt khác nguồn lực hiện hữu của ngân sách chưa đáp ứng đủ cho hoạt động công, thậm chí ngay sau khi ngân sách được phê chuẩn. - Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra còn chậm, chưa sát với biên chế lực lượng dẫn tới thiếu hụt cán bộ khi thực hiện công tác thanh tra thường xuyên cũng như thanh tra đột xuất. Công tác triển khai kế hoạch thanh kiểm tra chưa chủ động, quyết liệt, còn mang tính hình thức.

- Hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công

Công tác khen thưởng, xử lý sai phạm về chi NSNN cấp tỉnh của Tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Sai phạm trong quản lý chi NSNN chưa được tiến hành xử lý nghiêm minh, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị dẫn tới hiện tượng gia tăng số cán bộ sai phạm trong quản lý chi NSNN. - Công tác tuyên truyền phổ biến luật NSNN còn chưa được người dân quan tâm đúng mức. Trình độ, năng lực của người dân còn chưa cao, dẫn tới người dân chưa nắm được quyền và trách nhiệm của bản thân trong công tác quản lý chi NSNN của địa phương.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NSNN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)