- Sở Tài chính là cơ quan điều hành trực tiếp việc quản lý thực hiện dự toán chi NSNN , giám sát tới việc thực hiện dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN trong Tỉnh nhằm đảm bảo nguồn vốn ngân sách được sử dụng đúng quy định.Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức và được các cấp có thẩm quyền quy định.Mỗi lĩnh vực có tính đặc thù riêng cho nên có những định mực, quy chuẩn khác nhau. Mỗi cấp tùy thuộc chức năng sẽ có thẩm quyền quy định các chế độ, và định mức cho các lĩnh vực, ngành. Trong quá trình thưc hiện dự toán chi NSNN cấp tỉnh sẽ phát sinh các khoản chi tăng thêm và các khoản này được bổ sung từ nguồn dự phòng do các cấp có thẩm quyền quyết định. Trong thời gian qua, chi NSNN của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng vào những mục tiêu và chương trình trọng điểm phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoa và phát triển KT-XH của Tỉnh: Đầu tư cho công nghiệp, hạ tầng giao thông, nông thôn, bên cạnh đó với các lĩnh vực thuộc CTX cũng được đầu tư đáng kể: Giáo duc, y tế, văn hóa..Đây là các lĩnh vực gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH bền vững của Tỉnh.Bên cạnh những thuận lợi, hàng năm Tỉnh cũng đã chú trọng đến việc cân đối nguồn vốn đầu tư và các lĩnh vực, nhiều công trình, dự án tuy còn chậm, những nguyên nhân của thực trạng này do cả đơn vị quản lý cũng như các đơn vị thụ hưởng.Đối với đơn vị quản lý đôi khi chưa chủ động, sát sao công tác chuẩn bị đầu tư,còn phụ thuộc nguồn vốn cấp đặc biệt là nguồn từ Trung ương còn phân bổ chậm. Đối với các đơn vị thụ hưởng còn bị ảnh hưởng của chất lượng dự toán, hồ sơ nhiều sai sót. Vì vậy, trong thời gian 2016-2018 đã có những chuyển biến trong việc giao kế hoạch vốn, chất lượng của các dự toán cũng như việc chấp hành dự toán đã được nâng cao.
Bảng 3.3. Thực hiện dự toán chi NSNN của Tỉnh giai đoạn 2016 –2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Nội dung 2016 2017 2018 Tổng số (Tỷ đồng) Thực hiện/ Dự toán (%) Tổng số (Tỷ đồng) Thực hiện/ Dự toán (%) Tổng số (Tỷ đồng) Thực hiện/ Dự toán (%) Tổng chi 10.034 100 11.906 100 13.501 100 I. Chi ĐTPT 3.252 32,4 4.151 34,9 5.454 40,0
II. Chi thường xuyên 6.781 67,6 7.755 65,1 8.047 60,0
- Chi sự nghiệp KHCN 29 0,4 27 0,4 28 0,4 - Chi sự nghiệp GD và ĐT 2.473 36,0 2.941 37,9 3.124 38,8 - Chi sự nghiệp y tế và dân số KHHGĐ 843 12,3 990 12,8 949 11,8 - Chi QLHC Đảng, đoàn thể 1.503 22,2 1.682 21,7 1.732 21,5 - Chi sự nghiệp VH thông tin 125 1,8 106 1,4 131 1,6 - Chi sự nghiệp PTTH 58 0,9 68 0,9 78 1,0
- Chi sự nghiệp kinh tế 830 12,1 881 11,4 925 11,5
- Chi bảo đảm xã hội 260 3,8 383 4,9 385 4,8
- Chi quốc phòng, an
ninh 142 2,1 137 1,8 222 2,8
- Chi an ninh 49 0,7 60 0,8 60 0,8
- Chi bảo vệ môi
trường 191 2,8 310 4,0 302 3,8
- Chi khác 252 3,7 137 1,8 111 1,4
Nguồn: Quyết toán chi NSNN tỉnh Thái Nguyên - Sở Tài chính
Giai đoạn 2016 – 2018, tổng chi NSNN đều tăng cả về tổng số cũng như chi ĐTPT và chi TX đều tăng. Về quản lý việc thực hiện dự toán chi, công tác dự toán chi NSNN của Tỉnh nhìn chung tương đối sát với số chi thực tế, tuy nhiên ở một vài năm số chi thực tế lại lớn hơn dự toán, điều này sẽ gây khó khăn trong việc cân đối thu chi NSNN của Tỉnh, trong 3 năm 2016- 2018 các khoản chi đều tăng so với dự toán, tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp thì phần chi vượt dự toán trong giai đoạn 2016-2018 đáng chú ý là vượt chi ĐTPT, cụ thể: năm 2016 dự toán chi ĐTPT là 1.189 tỷ đồng, thực tế chi lên tới 3.252 tỷ
đồng, tăng so với dự toán 281%; năm 2017 dự toán chi đầu tư phát triển là 1.643 tỷ đồng, thực tế chi lên tới 4.151tỷ đồng, tăng so dự toán 253% ; năm 2018 dự toán là 2.059 tỷ đồng, thực tế chi lên 5.454 tỷ đồng, tăng 265% so với dự toán. Điều này cho thấy hạn chế nhất định trong công tác dự toán chi NSNN về chi đầu tư phát triển trong các năm trở lại đây, các đơn vị có liên quan chưa nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương, cụ thể là các dự án đang và sắp triển khai để có thể đưa ra mức dự toán hợp lý. Từ 2016 đến năm 2018, trong tổng số tiền chi NSNN chi TX chiếm tỷ trọng lớn qua các năm.
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hiện chi TX so với dự toán giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: %
Ngành, lĩnh vực chi 2016 2017 2018
- Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 110 103 101 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và
dạy nghề 101 102 93
- Chi sự nghiệp y tế và KHHGĐ 115 120 104
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể
dục thể thao 118 113 88
- Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 103 109 92 - Chi hoạt động quản lý hành chính,
đoàn thể 117 119 115
- Chi bảo đảm xã hội 128 99 114
- Chi quốc phòng, an ninh 104 136 138
- Chi sự nghiệp kinh tế 108 109 108
- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 139 101 81 - Chi khác 272 251 143
(Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Tỷ lệ chi NSNN cho ĐTPT và chi TX trong tổng chi NSNN giai đoạn 2016 - 2018, chi TX chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NS của tỉnh. Năm 2016, chi TX chiếm đến 68 % tổng chi ngân sách thì năm 2018 là 60 %. Như vậy có thể thấy tỷ lệ chi TX có giảm trong khi ĐTPT tăng nhanh, đây là sự thay đổi có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh trong tương lai.
Công tác chấp hành dự toán chi được thực hiện gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thụ hưởng, quản lý thông qua các ứng dụng như công nghệ:phần mềm kế toán, kế toán KBNN
Việc quản lý NSNN của tỉnh hàng năm trong thời kỳ ổn định NS cho phép Sở Tài chính dự toán sát với nguồn lực có được, do vậy có thể chủ động sử dụng phù hợp với số thu thực tế, thực hiện kế hoạch chi hàng năm cũng tạo điều kiện cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách ít phải điều chỉnh và số điều chỉnh cũng không nhiều so với mức được duyệt
Quản lý việc thực hiện kế hoạch chi NSNN của Tỉnh được thực hiện theo nội dung gắn với chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thụ hưởng ngân sách tiến hành điều chỉnh các nội dung liên quan đến chi NS,cá nhóm mục tiêu chi trong kế hoạch chi NS được các cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời cũng đã gửi các cơ quan có thẩm quyền cấp trên và KBNN theo dõi việc thực hiện dự toán chi trên cơ sở đó tiến hành công tác quản lý, thanh toán và quyết toán kết quả thực hiện. Hàng năm, thường vào cuối năm NS các khoản còn dư sẽ được chuyển nguồn sang năm kế tiếp.
Dự toán chi TX được phân bổ và giao trực tiếp cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc Tỉnh quản lý. Căn cứ dự toán chi NS được giao, các đơn vị sử dụng NS trong Tỉnh đăng ký dự toán theo nhóm mục chi NSNN với KBNN và thực hiện rút dự toán tại KBNN để chi theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, công tác chi TX đã đạt chỉ tiêu được giao, trong bảng tổng hợp các khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2018 là chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo - dạy nghề từ 35,9% năm 2016 tăng lên 38,2% năm 2018 trong tổng chi TX.
Về chi ĐTPT căn cứ Nghị quyết của HĐND , UBND Tỉnh quyết định phê duyệt kế hoạch giao vốn đầu tư phát triển cho các dự án do các cơ quan thuộc
UBND tỉnh làm chủ đầu tư.Mỗi dự án được đăng ký mở mã dự án tại KBNN tỉnh để tiếp nhận và thanh toán vốn ĐT. KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn cho chủ đầu tư theo giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nguồn NSNN của Tỉnh chi cho ĐTPT trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, an ninh quốc phòng, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng KT và tạo điều kiện đảm bảo an sinh XH cho đời sống người dân.
Trong bảng thực hiện chi NSNN của Tỉnh cho thấy, chi ĐTPT đang được dần chú trọng và tỷ trọng trong tổng chi NS tăng dần qua các năm. Trong hai năm 2015 và 2016, tỷ trọng chi ĐTPT đều tăng so với dự toán và tổng chi NSNN của Tỉnh. Năm 2016 dự toán chi đầu tư phát triển là 1.189 tỷ đồng, thực tế chi lên tới 3.252 tỷ đồng, tăng so với dự toán 281%; năm 2017 dự toán chi đầu tư phát triển là 1.643 tỷ đồng, thực tế chi lên tới 4.151 tỷ đồng, tăng so dự toán 253% ; năm 2018 dự toán là 2.059 tỷ đồng, thực tế chi lên 5.454 tỷ đồng, tăng 265% so với dự toán, Để thực hiện được việc này, phần lớn phụ thuộc vào việc đã khai thác tốt nguồn thu từ thu cấp quyền sử dụng đất, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng cho địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
- Đối với công tác quyết toán chi NSNN
Báo cáo quyết toán chi NSNN là khâu quan trọng kết thúc quá trình thực hiện dự toán với các chủ thể thụ hưởng NSNN. Công tác quyết toán chi NSNN của Tỉnh được thực hiện theo các quyết định, thông tư hướng dẫn.. của Bộ Tài chính .Theo đó, vào cuối kỳ kế toán, các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NSNN của Tỉnh tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách để trình xét
duyệt.Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách đối chiếu, xác nhận của KBNN Tỉnh.
Quyết toán chi được lập theo đúng biểu mẫu và thời gian quy định. Việc ứng dụng phần mềm TABMIS đã hỗ trợ thu thập số liệu chi một cách chính xác và nhanh chóng. Số liệu quyết toán chi được công khai và công bố vào các kỳ họp HĐND, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
- Về cơ bản, trong giai đoạn 2016-2018, tỉnh đã tuân thủ các quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục thực hiện quyết toán CTX. Báo cáo quyết toán hằng năm đã phản ánh đầy đủ, rõ ràng các hoạt động CTX và được lập từ cơ sở đến các cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu – chi NSĐP và theo niên độ NS.
Tuy nhiên, việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, thường dồn vào thời điểm quyết toán nên gây quá tải thời điểm, chất lượng kiểm tra vì thế chưa cao. Quá trình quyết toán chú trọng nội dung thẩm định quyết toán theo hồ sơ, chưa gắn với hiệu quả sử dụng. Nội dung quyết toán mới chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu chi trong năm mà chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng NS. Quyết toán chưa có tác dụng phát hiện các bất hợp lý trong quản lý tài chính ở các đơn vị sử dụng NS để kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.
Việc phân cấp cho Sở Tài chính quản lý số lượng lớn đơn vị dự toán khối tỉnh khiến đơn vị này quá tải nên quá trình xét duyệt, thẩm tra, quyết toán cuối năm không đảm bảo về mặt thời gian, đồng thời chưa ràng buộc trách nhiệm của giám đốc các sở, ngành trong lĩnh vực sử dụng NS của đơn vị mình phụ trách.
Thời gian chỉnh lý quyết toán kéo dài và chưa có quy định cụ thể về các nội dung được điều chỉnh trong quá trình chỉnh lý quyết toán. Đặc biệt chưa có quy định rõ về việc phải điều chỉnh các sai sót và các sai phạm phát hiện
trong quá trình quyết toán, thanh tra, kiểm tra theo từng trường hợp cụ thể khiến cán bộ tài chính ở các đơn vị thụ hưởng NS không có cơ sở điều chỉnh hợp lý.
- UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các dự án, nhà thầu chưa thanh toán khối lượng hoàn thành, chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán. Qua kiểm tra, nếu phát hiện vốn đầu tư của gói thầu nào đó không thể tiếp tục triển khai thi công được đã ra quyết định thu hồi, hoàn vốn đầu tư cho NSNN. Nhờ đó, quá trình quyết toán vốn đầu tư XDCB đã được thúc đẩy nhanh hơn.
Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg, Chỉ thị số 27/CT-TTg và Chỉ thị 14/CT-TTg, ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đình hoãn, cắt giảm phần khối lượng chưa thực hiện để giảm áp lực bố trí vốn đối với các dự án dở dang nhưng chưa thực sự cấp thiết. Đồng thời, kế hoạch đầu tư hằng năm được xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc ưu tiên tập trung trả nợ vốn XDCB, chỉ mở mới đối với một số nguồn vốn đã cơ bản hoàn thành việc trả nợ và đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ. Tuy nhiên, số vốn còn thiếu của các dự án hiện còn rất lớn, trong khi nguồn vốn NS tỉnh có thể huy động hạn chế, nên chưa đáp ứng được yêu cầu trả nợ, gây khó khăn cho các đơn vị thi công.
Tuy nhiên công tác quyết toán chi NSNN của Tỉnh còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới việc quyết toán chậm, ảnh hưởng đến việc quản lý NSNN, gây nợ đọng kéo dài.. Bên cạnh đó, quá trình quyết toán chỉ chú trọng đến các mục như thời gian lập báo cáo, việc chấp hành dự toán, chấp hành chế độ, chính sách, định mức chi chứ chưa chú trọng đến vấn đề là các khoản chi đó đã tạo ra được lợi ích, tạo nguồn thu trong tương lai, có tác dụng như thế nào đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của địa phương.