Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh và sinh trưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy in vitro và tạo rễ tơ ở cây ô đầu (aconitum carmichaelii debx ) (Trang 33 - 37)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh và sinh trưởng của

3.2.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh và sinh trưởng của chồi in vitro ở cây Ô đầu chồi in vitro ở cây Ô đầu

BAP thuộc nhóm kích thích sinh trưởng cytokinin được sử dụng phổ biến để cảm ứng tạo chồi, kéo dài thời gian hoạt động của mô phân sinh, hạn chế sự già hóa của tế bào đồng thời thúc đẩy sự phân hóa chồi, kích thích chồi phát triển ở nhiều loài thực vật khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, BAP thường được sử dụng với nồng độ thay đổi từ 0,5 - 3,0 mg/l là thích hợp cho nhiều loại mô nuôi cấy. Ở các nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn đều biểu hiện hiệu quả kích thích kém. Nhưng với nồng độ cao sẽ hoạt hóa hình thành chồi bất định.

Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các đoạn thân mang mắt chồi bên đã khử trùng được chuyển sang môi trường MS cơ bản. Sau 4 tuần nuôi cấy, các đoạn chồi mới này có chiều dài từ 0,5 – 1,0 cm tiếp tục được chuyển vào môi trường nuôi cấy có bổ sung BAP ở các nồng độ 0,5 mg/l (CT1), 1,0 mg/l (CT2), 1,5 mg/l (CT3), 2,0 mg/l. Theo dõi các chỉ tiêu số chồi/mẫu, chiều cao chồi, số lá/chồi và chất lượng chồi, kết quả theo dõi sau 2; 4; 6 và 8 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh và sự sinh trưởng của chồi ở cây Ô đầu (n = 30)

Công thức Nồng độ BAP (mg/l) Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi Chất lượng chồi Sau 2 tuần ĐC 0,0 0,50 ± 0,10 0,58 ± 0,07 1,00 ± 0,35 + CT1 0,5 1,10 ± 0,07 0,75 ± 0,05 1,35 ± 0,26 + CT2 1,0 1,33 ± 0,12 1,03 ± 0,08 2,87 ± 0,49 ++ CT3 1,5 1,97 ± 0,04 1,50 ± 0,12 5,60 ± 0,37 +++ CT4 2,0 1,32 ± 0,16 0,95 ± 0,06 2,03 ± 0,25 ++ Sau 4 tuần ĐC 0,0 0,67 ± 0,05 1,00 ± 0,08 1,67 ± 0,27 + CT1 0,5 1,20 ± 0,08 0,95 ± 0,37 2,05 ± 0,40 ++ CT2 1,0 1,47 ± 0,12 1,09 ± 0,35 3,57 ± 0,43 ++ CT3 1,5 2,13 ± 0,13 1,85 ± 0,44 7,08 ± 0,50 +++ CT4 2,0 1,38 ± 0,16 1,15 ± 0,22 3,65 ± 0,33 + Sau 6 tuần ĐC 0,0 1,00 ± 0,06 1,10 ± 0,29 2,03 ± 0,32 + CT1 0,5 1,25 ± 0,07 1,63 ± 0,19 3,87 ± 0,17 + CT2 1,0 1,50 ± 0,11 1,18 ± 0,68 4,27 ± 0,39 ++ CT3 1,5 2,33 ± 0,16 2,80 ± 0,65 8,93 ± 0,57 +++ CT4 2,0 1,45 ± 0,14 1,25 ± 0,51 4,33 ± 0,35 ++ Sau 8 tuần ĐC 0,0 1,23 ± 0,06 1,97 ± 0,29 3,40 ± 0,32 + CT1 0,5 1,53 ± 0,07 1,83 ± 0,19 4,87 ± 0,17 + CT2 1,0 1,80 ± 0,11 1,48 ± 0,68 5,36 ± 0,39 ++ CT3 1,5 2,53 ± 0,16 3,50 ± 0,65 12,33 ± 0,57 +++ CT4 2,0 1,55 ± 0,14 1,45 ± 0,51 5,43 ± 0,35 ++

Chú thích: Chồi sinh trưởng tốt: Chồi mập, lá to màu xanh đậm (+++) Chồi sinh trưởng trung bình: Chồi nhỏ, lá xanh (++)

Đối chứng BAP 1,0 mg/l

BAP 1,5 mg/l BAP 2,0 mg/l

Hình 3.2. Ảnh hưởng của BAP tới sự phát sinh chồi ở cây Ô đầu sau 8 tuần nuôi cấy

Kết quả thí nghiệm bảng 3.2 cho thấy, các đoạn thân mang mắt chồi bên ở cây Ô đầu có khả năng tái sinh chồi tất cả các công thức thí nghiệm. Các công thức thí nghiệm (có bổ sung BAP) đều có khả năng tạo chồi cao hơn so với mẫu nuôi cấy ở công thức đối chứng. Ở công thức đối chứng, số chồi/mẫu sau 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần nuôi cấy lần lượt là: 0,50; 0,67; 1,00; 1,23. Ở công thức thí nghiệm, nồng độ BAP tăng dần từ 0,5 mg/l -1,5 mg/l làm cho số chồi trung bình cũng tăng, tăng cao nhất là môi trường nuôi cấy có bổ sung BAP 1,5mg/l, hiệu quả tạo đa chồi sau 2 tuần mẫu nuôi cấy đạt 1,97 chồi/mẫu, sau 4 tuần mẫu nuôi cấy đạt 2,13 chồi/mẫu, sau 6 tuần mẫu nuôi cấy đạt 2,33

chồi/mẫu và sau 8 tuần mẫu nuôi cấy đạt 2,53 chồi/mẫu. Kết quả này cũng gần tương đương khi sử dụng phối hợp BAP 1,0 mg/l; kinetin 0,5 mg/l và GA3 1,0 mg/l (Ritu M. et al, 2015). Còn ở công thức thí nghiệm 1, 2 và 4 cho số chồi/mẫu đạt từ 1,10; 1,33 và 1,32 (sau 2 tuần nuôi cấy), 1,20; 1,47 và 1,38 (sau 4 tuần nuôi cấy), 1,25; 1,50 và 1,45 (sau 6 tuần nuôi cấy) và 1,53; 1,80 và 1,55 (sau 8 tuần nuôi cấy).

Kết quả bảng 3.2 còn cho thấy chỉ tiêu về chiều cao chồi ở công thức đối chứng sau 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần nuôi cấy lần lượt là: 0,58; 1,10; 2,07 và 3,17 cm. Vậy khi bổ sung nồng độ BAP từ 0,5mg/l – 2,0 mg/l thì chiều cao chồi tăng dần, tăng cao nhất là môi trường MS có bổ sung BAP 1,5 mg/l. Sau 2 tuần nuôi cấy, chiều cao chồi tăng từ 0,75 - 1,50 cm; sau 4 tuần tăng từ 0,95 - 1,85 cm; sau 6 tuần tăng từ 1,63 - 2,80 cm và sau 8 tuần tăng từ 1,83 - 3,50 cm. Như vậy, các môi trường thí nghiệm đều thu được kết quả tốt hơn nhiều so với đối chứng.

Kết quả còn cho thấy, khi bổ sung nồng độ BAP thì số lá tăng so với công thức đối chứng. Tăng từ 1,35 - 5,60 lá (sau 2 tuần nuôi cấy), 2,05 - 7,08 lá (sau 4 tuần nuôi cấy), 6,87; 6,33; 7,27 và 15,33 lá (sau 6 tuần nuôi cấy), 3,87 – 8,93 lá (sau 8 tuần nuôi cấy). Trong đó công thức đối chứng lá đạt nhiều là 1,00 lá (sau 2 tuần nuôi cấy), 1,67 lá (sau 4 tuần nuôi cấy), 2,03 lá (sau 6 tuần nuôi cấy) và 3,40 lá (sau 8 tuần nuôi cấy). Nếu xét về nhiều lá thì công thức 3 là đạt kết quả thích hợp nhất.

Như vậy, xét đồng thời các chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tạo đa chồi ở cây Ô đầu thì môi trường thích hợp nhất trong các nồng độ thăm dò, cho kết quả tạo chồi cao nhất là 1,5 mg/l, hệ số tạo chồi cao đạt 2,53 chồi/mẫu (sau 8 tuần nuôi cấy), sự sinh trưởng phát triển của chồi khỏe, chất lượng chồi tốt. Vì vậy, môi trường có bổ sung BAP được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.2. Ảnh hưởng của kinetin đến khả năng nhân nhanh và sinh trưởng của chồi in vitro ở cây Ô đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy in vitro và tạo rễ tơ ở cây ô đầu (aconitum carmichaelii debx ) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)