Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ invitro ở cây Ô đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy in vitro và tạo rễ tơ ở cây ô đầu (aconitum carmichaelii debx ) (Trang 41 - 43)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.2. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ invitro ở cây Ô đầu

IBA là một chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin, được lựa chọn trong thí nghiệm. IBA được đưa vào trong môi trường nuôi cấy nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và giãn nở của tế bào, tăng cường của quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất, kích thích sự hình thành rễ. Trong thí nghiệm này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ ở cây Ô đầu.

Sau khi đã tạo được đa chồi, cây Ô đầu sẽ được cắt lấy cây đi, mỗi chồi cao khoảng 2 - 3 cm, cắt bỏ bớt lá và cấy vào môi trường tạo rễ. Chồi được cấy

vào môi trường MS cơ bản có bổ sung đồng đều sucrose 30 g/l; agar 9 g/l và bổ sung chất kích thích sinh trưởng IBA tạo rễ với các nồng độ lần lượt là 0,3 mg/l; 0,5 mg/l; 0,7 mg/l; 0,9 mg/l. Theo dõi sự phát sinh rễ của các chồi sau 4, 6 và 8 tuần. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ in vitro ở cây Ô đầu Công thức Nồng độ IBA (mg/l) Số rễ/chồi Chiều dài rễ (cm) Chất lượng rễ Sau 4 tuần ĐC 0,0 0,0 0,0 CT1 0,3 0,73 ± 0,08 0,75 ± 0,08 + CT2 0,5 1,23 ± 0,27 1,60 ± 0,05 ++ CT3 0,7 1,00 ± 0,09 1,48 ± 0,04 + CT4 0,9 0,55 ± 0,05 1,55 ± 0,07 + Sau 6 tuần ĐC 0,0 0,0 0,0 CT1 0,3 1,07 ± 0,12 1,77 ± 0,11 ++ CT2 0,5 1,41 ± 0,20 3,63 ± 0,51 +++ CT3 0,7 1,18 ± 0,16 2,35 ± 0,36 ++ CT4 0,9 0,75 ± 0,07 1,71 ± 0,12 + Sau 8 tuần ĐC 0,0 0,0 0,0 CT1 0,3 1,67 ± 0,21 1,90 ± 0,14 ++ CT2 0,5 2,70 ± 0,04 3,72 ± 0,20 +++ CT3 0,7 1,70 ± 0,13 2,32 ± 0,34 ++ CT4 0,9 0,90 ± 0,09 0,92 ± 0,08 +

Chú thích: Rễ sinh trưởng tốt: Rễ mập, khỏe, màu nâu đen (+++) Rễ sinh trưởng trung bình: Rễ mảnh, dài (++)

Đối chứng

IBA 0,5mg/l

Hình 3.5. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ in vitro ở cây Ô đầu sau 8 tuần nuôi cấy

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, trên môi trường có bổ sung IBA đều cho các chỉ tiêu theo dõi cao hơn đối chứng. Trong môi trường có bổ sung IBA, số rễ trung bình đạt được từ 0,55- 1,23 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt được từ 0,75 -1,60 cm (sau 4 tuần nuôi cấy). số rễ trung bình đạt được từ 0,75 - 1,41 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt được từ 1,71- 3,63 cm (sau 6 tuần nuôi cấy). số rễ trung bình đạt được từ 0,90 – 2,70 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt được từ 0,92 – 3,72 cm (sau 8 tuần nuôi cấy). Chiều dài trung bình của rễ cao nhất trên môi trường MS cơ bản có bổ sung IBA nồng độ 0,5 mg/l là đạt 3,72 cm sau 8 tuần nuôi cấy. Vậy khi tiếp tục tăng nồng độ IBA thì chiều dài trung bình của rễ cũng giảm xuống, chỉ đạt 1,90 cm ở CT3 và 0,92 cm ở CT4.

Xét đồng thời các chỉ tiêu theo dõi về ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ ở cây Ô đầu cho thấy, môi trường thích hợp nhất cho việc tạo rễ in vitro của cây Ô đầu là môi trường MS cơ bản có bổ sung IBA 0,5 mg/l. Ở môi trường này, số rễ/chồi đạt 2,07, chiều dài trung bình là 3,72 cm (sau 8 tuần nuôi cấy), bề mặt rễ nhẵn, rễ mập, khỏe, màu nâu đen (hình 3.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy in vitro và tạo rễ tơ ở cây ô đầu (aconitum carmichaelii debx ) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)