Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh cao bằng trong xu thế hội nhập (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.6. Phát triển du lịch trong xu thế hội nhập

1.1.6.1. Các quan điểm về hội nhập

Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).

Khái niệm hội nhập xuất phát từ phương Tây và được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 90 trở lại đây. “Hội nhập là quá trình chủ động gắn kết của từng

nước về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương” [29].

Hội nhập diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, biểu hiện rõ nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế là quá trình từng bước xây dựng nền kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và thế giới. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia nhập các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu (WTO, APEC,…) trong đó các thành viên quan hệ, ràng buộc nhau theo những quy ước đã được cam kết.

Quá trình hội nhập quốc tế đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, thu hút hầu hết các nước trên thế giới. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc và toàn diện hơn, luôn xuất hiện những thời cơ và thách thức đan xen, nếu nắm bắt được thời cơ thì các nước có nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

1.1.6.2. Xu thế hội nhập trong phát triển du lịch

Sự phát triển của DL với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan của xu thế hội nhập. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển DL không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Lượng khách quốc tế đến là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định mức độ hấp dẫn, danh tiếng của các địa điểm DL, hình ảnh của quốc gia. Đã có nhiều tổ chức DL của thế giới và khu vực được thành lập như UNWTO, PATA, ASEANTA. Nhiều quốc gia đã gia nhập các tổ chức DL trong khu vực và quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định về phát triển DL khu vực và liên quan đến khu vực như: phát triển các tuyến DL xuyên Á, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực xuất nhập cảnh, giảm giá các dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực,…

* Những cơ hội:

Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào các nước đang phát triển. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng DL khi tiếp cận xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động DL, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DL, đưa hình ảnh quốc gia đến gần hơn với thế giới và tranh thủ được sự hỗ trợ của thế giới và khu vực.

Tạo vị thế bình đẳng trên trường quốc tế, tranh thủ được lợi thế và uy tín của các tổ chức DL khu vực và thế giới để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh trong mối quan hệ quốc tế.

Tạo điều kiện mở rộng thị trường về quy mô và khả năng tiếp cận. Thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ quản lý và kinh doanh từ các nước bạn.

* Những thách thức:

Thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập DL toàn cầu là sẽ chịu tác động mạnh mẽ những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính tại các nước đối tác. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt về dòng vốn đầu tư, thu hút khách, chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia giữa các nước đang phát triển so với các nước có sự phát triển mạnh về DL. Nảy sinh những bất cập trong môi trường pháp lý do sự khác biệt về nhiều vấn đề liên quan đến thông lệ quốc tế và phong tục tập quán

Cơ chế quản lý, về trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tổ chức hoạt động kinh doanh DL có sự khác biệt, chênh lệch trong hệ thống quản lý hiện đại giữa các nước.

* Các vấn đề đặt ra

Cần có sự thống nhất giữa chiến lược phát triển ngành của các địa phương với chiến lược phát triển ngành của quốc gia, đảm bảo tiến trình hội nhập, không làm tổn hại đến bản sắc riêng của địa phương.

Phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm, xác định những mũi nhọn để tập trung đầu tư là đòn bẩy, tạo hạt nhân động lực cho vùng lân cận phát triển.

Hội nhập để phát triển DL cần song song với phát triển bền vững, không làm mất đi các giá trị truyền thống và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do đó phải có biện pháp khai thác, bảo tồn, tôn tạo hợp lý đảm bảo phát triển lâu dài.

Cần quan tâm đến hiệu quả xã hội của hoạt động DL, vận động sự tham gia của dân cư địa phương vào hoạt động DL và đảm bảo cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động DL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh cao bằng trong xu thế hội nhập (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)