7. Cấu trúc của luận văn
2.2.6. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ của tỉnh Cao Bằng
2.2.6.1. Các khu, điểm, cụm du lịch
Các điểm DL quan trọng đã hình thành và phát huy được vai trò quan trọng đối với DL Cao Bằng thời gian qua là Pác Bó, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen. Pác Bó và rừng Trần Hưng Đạo là điểm nhấn của hành trình DL về nguồn, Bản Giốc là điểm DL sinh thái ngày càng thu hút khách DL; Các cụm DL: cụm TP Cao Bằng và phụ cận, Pác Bó và phụ cận, Bản Giốc - Ngườm Ngao, khu vực rừng Trần Hưng Đạo. (Hình 2.4)
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2015
Tác giả: Nông Thị Anh. Lớp Địa lí học K22A.
* Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao
KDL Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao với phạm vi nghiên cứu khoảng 1700 ha và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng là 1000 ha [42], trong đó KDL thác Bản Giốc được quy hoạch là khu trung tâm. Trong chiến lược phát triển DL Việt Nam, KDL này sẽ được phát triển thành KDL trọng điểm của quốc gia và của tỉnh Cao Bằng, là điểm đến quan trọng trong tuyến DL liên tỉnh, liên vùng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền đất nước.
Số khách đến với KDL Thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao có nhiều biến động, năm 2010 là 64.238 lượt khách, các năm tiếp theo có xu hướng giảm, năm 2012 đón 35.413 lượt khách, giảm 33,2% [21]. Từ năm 2013, sau khi chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc và khu nghỉ dưỡng cao cấp được khánh thành, đã làm tăng đột biến lượng khách đến DL tại KDL này, hàng năm đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu gần 4 tỷ đồng năm 2015.
Nếu như trước đây, thời gian lưu lại của khách DL ngắn do các dịch vụ bổ sung và dịch vụ lưu trú còn nghèo nàn, thì hiện nay đã có Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn - Bản Giốc resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng diện tích 31,15 ha. Giai đoạn 1 đưa vào sử dụng bao gồm phòng ngủ, khu vực tiếp tân, nhà hàng, phòng hội nghị sức chứa trên 200 khách, chuyên phục vụ các món Âu, Á, ẩm thực đặc sản của địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình gồm 80 phòng ngủ, khu thể thao, vui chơi giải trí, spa cùng các khu vực dành cho các hoạt động cắm trại, sinh hoạt ngoài trời.
Thác Bản Giốc nằm ở địa điểm nhạy cảm trên biên giới Việt - Trung. Sau khi phân giới cắm mốc biên giới hai nước theo Hiệp ước 1999, một phần thác Bản Giốc nằm trên đất Việt Nam, một phần nằm ở Trung Quốc. Phần nằm trên đất Việt Nam gồm toàn bộ thác cao và một nửa thác chính trên dòng sông Quây Sơn. Bên phía Trung Quốc, ngọn thác này được gọi là thác Đức Thiên (phiên âm Latinh là Detian). Ngày 6 tháng 11 năm 2015, chính phủ 2 bên đã
chính thức ký kết Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác TNDL thác Bản Giốc. UBND huyện Trùng Khánh đã trình cấp có thẩm quyền quy hoạch chi tiết về KDL này, quy hoạch DL gắn với DL tâm linh và các giá trị văn hóa của địa phương, thực hiện quản lý Luật DL và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đến nay, huyện đã kêu gọi đầu tư giai đoạn 2 dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 4 sao tại KDL Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, hiện đang xây dựng thêm một số hạng mục của dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là điểm đến mới, hấp dẫn, góp phần tăng đột biến lượng khách DL đến với Cao Bằng.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước, sự phối hợp với cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, trong đó chưa thống nhất quản lý đầu tư phát triển vấn đề môi trường vệ sinh xung quanh khu vực thác Bản Giốc. Hoạt động xúc tiến, quảng bá còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực, chưa có các quyết định ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực DL. Nguồn nhân lực DL còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Trước mắt, các cơ quan chức năng cần làm rõ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục xuất nhập cảnh, kinh doanh dịch vụ trong KDL thác Bản Giốc
* Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Trong những năm gần đây, lượng khách DL đến với DTQGĐB Pác Bó ngày càng tăng nhanh, năm 2010 có hơn 1809 đoàn với 24.443 lượt khách, trong đó có 1034 là khách nước ngoài, thì đến năm 2014 là 76.000 lượt khách [12]. Năm 2015, có khoảng 1.500 đoàn khách, với gần 90 nghìn lượt khách (trong đó khoảng 9400 lượt khách Trung Quốc tham quan tự do). Dự kiến đến năm 2020 thu hút khoảng 300.000 - 500.000 lượt khách/năm.
Khu DTLS Pác Bó đang ngày càng được đầu tư, hoàn thiện CSHT xứng đáng với giá trị là một DTQGĐB. Hiện nay, có 8 hạng mục dự án lớn đã thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 122 tỷ đồng và các dự án đang và sẽ thực hiện với tổng mức đầu tư gần 54 tỷ đồng, ngày càng phát huy khá hiệu quả tiềm
năng của khu di tích, nhưng còn hạn chế một số mặt như doanh thu không ổn định, loại hình và sản phẩm DL còn nghèo nàn, công tác quảng bá DL mới chỉ phát huy được giá trị lịch sử, dịch vụ DL chưa phong phú…
2.2.6.2. Các tuyến du lịch
Các tuyến DL truyền thống là nối các cụm và điểm DL quan trọng với trung tâm điều hành là TP Cao Bằng như Tuyến TP Cao Bằng - Pác Bó, Tuyến TP Cao Bằng - thác Bản Giốc, Tuyến TP Cao Bằng - thị trấn Hùng Quốc - cửa khẩu Trà Lĩnh, Tuyến TP Cao Bằng - Nguyên Bình - khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo - KDL sinh thái Phja Oắc - Phja Đén (Hình 2.5) và hiện nay Cao Bằng đang tổ chức một số tuyến DL cộng đồng, tiêu biểu như:
Tuyến đi bộ thăm các bản làng của người dân tộc Tày, Dao từ TP Cao Bằng - Phục Hòa - Đông Khê - Thất Khê.
Tuyến thăm các bản làng người dân tộc Lô Lô, Sán Dìu (Bảo Lạc). Tại các bản này cũng mới chỉ có một số hộ tham gia hoạt động DL, chưa có sản phẩm, hình thức DL hấp dẫn, nên hiệu quả kinh tế chưa cao.