Tổng quan về phenol

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit trung quốc với tetrađecyltrimetylamoni bromua và bước đầu thăm dò ứng dụng​ (Trang 35 - 37)

Phenol và các dẫn xuất của phenol là nguyên liệu đầu rất quan trọng trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Năm 1963, toàn thế giới sản xuất khoảng 40 vạn tấn phenol. Hiện nay tổng sản lượng thế giới hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn. Phần lớn phenol dùng để sản xuất chất dẻo phenol-fomandehit, sợi nilon, sợi caprolacton, nhựa epoxit. Ngoài ra còn để sản xuất axit salicylic, các chất màu, dược phẩm, chất hóa dẻo, chất chống oxi hóa, tẩy uế côn trùng, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, ...các sản phẩm nitro hóa phenol được dùng làm thuốc nổ.

- Công thức phân tử của phenol đỏ: C19H14O5S.

- Công thức cấu tạo cấu tạo phân tử của phenol đỏ được trình bày ở hình 1.4

Quá trình biến đổi màu theo pH của dung dịch muối natri là: Khoảng pH đổi màu của phản ứng thứ nhất là 0,5 ÷ 2,5 còn của phản ứng thứ hai là: 6,8 ÷ 8,4. Sự quý giá thực tế chỉ là khoảng chuyển màu thứ hai trong hai khoảng chuyển màu quan sát thấy ở trên. Nếu thế các hiđro trong các vòng phenol bằng các halogen hoặc các nhóm ankyl thì sẽ tạo nên các phenolsulfophtalein có màu sắc và khoảng đổi màu khác so với các phenolsulfophtaleinban đầu. Cơ chế chuyển màu của phenol đỏ như sau:

Hình 1.5: Cơ chế chuyển màu của phenol đỏ

Về khía cạnh môi trường, phenol và các dẫn xuất của phenol đặc biệt là phenol đỏ được liệt vào các chất gây ô nhiễm môi trường. Các nguồn chính gây ra ô nhiễm phenol đỏ trong môi trường nước là các loại nước thải từ công nghiệp sơn, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến than đá, nhựa polymer, dệt nhuộm, dầu mỏ và hóa dầu. Khi nước bị nhiễm các hợp chất phenol, sát trùng bằng clo hóa sẽ tạo ra các hợp chất clo của phenol rất độc. Các hợp chất của phenol được xem như là những chất ô nhiễm hàng đầu vì chúng có thể gây hại đến sinh vật ngay ở những nồng độ thấp.

Do độc tính cao của phenol nói chung và phenol đỏ nói riêng thì việc xử lý nước chứa hàm lượng tổng phenol > 200mg/l bằng kỹ thuật sinh học là rất khó, mặc dù phương pháp xử lý này rẻ tiền song bị hạn chế khi nước thải chứa độc tố. Hầu hết các nguồn nước thải đều chứa tổng hàm lượng phenol cao hơn nhiều so với giới hạn nói trên. Do đó người ta thường tiến hành xử lý bằng phương pháp hấp phụ hoặc oxi hóa hóa học [3], [8], [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit trung quốc với tetrađecyltrimetylamoni bromua và bước đầu thăm dò ứng dụng​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)