(i) HĐQT có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, sự tồn vong của các NHTM, vì vậy, các ngân hàng thương mại cần bầu chọn lãnh đạo sáng suốt, giàu kinh nghiệm tham gia HĐQT và chú trọng đặc biệt trong việc quản lý tài chính và quản lý rủi ro.
(ii) Các ngân hàng thương mại cần có kế hoạch và chiến lược thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo, thành viên hội đồng quản trị: tạo điều kiện cho thành viên trong hội đồng quản trị được cập nhật kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính, tín dụng và quản trị rủi ro; cũng như đi thực tập ở nhiều quốc gia khác nhau để thu thập thông tin và học hỏi kinh nghiệm quý báu của nước ngoài. Quan trọng hơn, bên cạnh hoạt động kinh doanh, cũng cần đầu tư cho nghiên cứu, khảo sát để có cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao chất lượng và năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng.
(iii) Cơ cấu, số lượng thành viên, tuổi tác, giới tính cũng như yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐQT. Cần xem xét và cân nhắc những yếu tố này trong việc lựa chọn và bổ nhiệm thành viên, cơ cấu HĐQT.
(iv) Các nghiên cứu về thời cơ và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 của các chuyên gia đã chỉ ra rằng sứ mệnh của lãnh đạo trong thời đại ngày nay là kiến tạo, nhân viên chính là khách hàng nội bộ. Triết lý này cũng bao trùm lên toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM. Vì vậy, các thành viên HĐQT và lãnh đạo các NHTM cần quán triệt và hiểu, thực hiện việc kiến tạo hơn là chỉ đạo, để tạo động lực cho các nhân viên phát huy hết tài năng và sự sáng tạo. Các NHTM phải luôn đổi mới và cải cách chính sách làm việc để phát triển, theo kịp với trào lưu của thế giới.
(v) Bên cạnh yếu tố con người, các số liệu khảo sát trong luận văn cho thấy các NHTM cần phải thận trọng trong việc điều tiết tín dụng, quản lý tốt nợ xấu để giảm thiểu khẩu vị rủi ro; Bài học của Việt Nam trong thập niên vừa qua cho thấy các NHTM cần tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng nóng, đặc biệt là các khoản vay tín dụng đầu tư cho bất động sản.
(vi) Qua nghiên cứu khảo sát trong luận văn cho thấy các NHTM cần đặc biệt chú trọng vào việc phát triển và xây dựng uy tín và thương hiệu của ngân hàng, cũng như hiệu quả của phát hành trái phiếu như là những yếu tố đòn bẩy tài chính tích cực để tăng quy mô, tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
(vii) Cùng với việc tăng trưởng GDP và việc Việt Nam vừa được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển (2.2020) sẽ kéo theo những tác động có lợi cho các NHTM. Các NHTM cần quan tâm đến thị trường bán lẻ và các hình
thức giao dịch thanh toán điện tử vì đây sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tư tiềm năng, bền vững và hiệu quả.
(viii) Các NHTM cần đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá phòng ngừa, quản lý, dự báo rủi ro gắn với cải thiện phương pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn, bảo đảm đủ vốn để bù đắp 3 loại rủi ro trọng yếu là tín dụng, thị trường và hoạt động theo lộ trình áp dụng Basel II; Trên cơ sở này, HĐQT các NHTM có thể chuyển đổi sang nguyên tắc quản lý theo định hướng phòng ngừa rủi ro, gồm: quy định về tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp chuẩn, theo phương pháp cơ bản nội bộ; quy định về quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ, kiểm tra sức chịu đựng Stress testing; các quy định về minh bạch thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định của Ủy ban Basel; Bổ sung các tỷ lệ an toàn mới và cập nhật theo thông lệ quốc tế tốt nhất, tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, lựa chọn áp dụng phù hợp trong điều kiện Việt Nam;
(ix) Các NHTM cần chủ động thực hiện giải pháp cơ cấu lại đội ngũ liên quan đến vị trí việc làm để giảm thiểu chi phí, đồng thời đào tạo đội ngũ quản lý điều hành ngân hàng gắn với các quy chuẩn theo định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ và thông lệ trên thế giới. Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý điều hành gắn với đổi mới và nâng cấp quy trình quản trị; nâng cấp chức năng kiểm soát: quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, tuân thủ các quy định.
(x) Khẩn trương, chủ động các điều kiện về nhân lực và CSVC, công nghệ để hấp thụ tốt các tiến bộ và tận dụng các thời cơ, thích ứng với những hình thức kinh doanh tài chính mới của nền kinh tế số hóa và cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, có chương trình đào tạo đội ngũ quản lý và chuyên gia để đáp ứng trào lưu Fintech và ứng dụng tốt nhất những thành tựu mới về CNTT trong điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1.1. Nguyễn Văn Phương (2018). Nâng cao vai trò của thành viên độc lập hội đồng quản trị trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, 12(6), 15-20.
1.2. Vũ Mai Chi, Trần Anh Qúy (2018). Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn-các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng, 21(11), 26-33.
1.3. Trần thị Vân Anh (2018). Triển khai chứng khoán hoá nợ xấu: những vấn đề cần cân nhắc, Tạp chí ngân hàng, 18(9), 20-26.
1.4. Lê Thị Thùy Vân (2018). Nỗ lực xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 6(3), 17-21.
1.5. Đinh Xuân Hà, Nguyễn Thị Hương Thanh (2018). Kinh nghiệm của Bank of America trong phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và một số đề xuất đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 6(3), 49-55.
1.6. Thân Thị Thu Thủy (2018). Cấu trúc sở hữu và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 10(5), 20-27.
1.7. Nguyễn Thanh Phương, Dương Ngân Hà (2019). Thị trường chứng khoán Việt Nam-10 năm sau khủng hoảng, Tạp chí ngân hàng, 4(2), 25-33.
1.8. Thân Ngọc Minh (2018). Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng bất động sản của ngân hàng thương mại từ thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí ngân hàng số 17(9), 27-32.
1.9. Nguyễn Đình Lưu (2018). Phát hiện và xử lý các tổ chức tín dụng có vấn đề: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 17(9), 52-54.
1.10.Nguyễn Thùy Linh (2018). Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam: Chứng khoán hoá các khoản nợ, rủi ro tín dụng và tính thanh khoản của thị trường, Tạp chí ngân hàng số 7 (4), 30-36.
1.11.Trần Thị Thanh Tú, Đào Phương Đông (2018), Vai trò, trách nhiệm của hội đồng quản trị trong ngân hàng thương mại và thực tiễn ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 15(8), 12-17.
1.12.Nguyễn Thị Hòa, Trần Thị Thanh Hòa (2018). Phân chia thầm quyền, trách nhiệm trong quản trị ngân hàng thương mại cổ phần-các vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 16(8), 23-28.
1.13.Hà Thị Sáu (2018). Tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động an toàn và phát triển vững chắc theo đúng định hướng trong xu thế hội nhập quốc tế, Tạp chí ngân hàng, 16(8), 29-33.
1.14.Đặng Công Thức (2018). Tăng cường giám sát ngân hàng thương mại cho vay vốn các lĩnh vực có nhiều rủi ro, Tạp chí ngân hàng số 12 (6), 21-25. 1.15.Châu Đình Linh (2018). Nợ xấu và hiệu quả chi phí: Mô hình PVAR và phân tích quan hệ nhân quả Granger tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, 12(6), 26-31.
2. Tài liệu tiếng Anh
2.1. Akbar, S., Kharabsheh, B., Poletti-Hughes, J., & Shah, S. Z. A. (2017).
Board structure and corporate risk taking in the UK financial sector.
2.2. Ahmed, S., Sihvonen, J., & Vähämaa, S. (2019). CEO facial masculinity and bank risk-taking. Personality and Individual Differences, 138, 133-139. 2.3. Aebi, V., Sabato, G., & Schmid, M. (2012). Risk management, corporate governance, and bank performance in the financial crisis. Journal of Banking & Finance, 36(12), 3213-3226.
2.4. Boyd, J.H. & De Nicolo, G., (2005). The theory of bank risk taking and competition revisited. The Journal of finance, 60(3), 1329-1343.
2.5. Berger, A. N., Klapper, L. F., & Turk-Ariss, R. (2009). Bank competition and financial stability. Journal of Financial Services Research, 35(2), 99-118. 2.6. Brick, I. E., Palmon, O., & Wald, J. K. (2006). CEO compensation, director compensation, and firm performance: Evidence of cronyism?. Journal of Corporate Finance, 12(3), 403-423.
2.7. Boyd, B. K. (1995). CEO duality and firm performance: A contingency model. Strategic Management Journal, 16(4), 301-312.
2.8. Belkhir, M. (2009). Board of directors' size and performance in the banking industry. International Journal of Managerial Finance, 5(2), 201-221. 2.9. Berger, A. N., Kick, T., & Schaeck, K. (2014). Executive board composition and bank risk taking. Journal of Corporate Finance, 28, 48-65. 2.10.Boyd, B. K., Haynes, K. T., & Zona, F. (2011). Dimensions of CEO–board relations. Journal of Management Studies, 48(8), 1892-1923.
2.11.Barth, J. R., Caprio Jr, G., & Levine, R. (2013). Bank Regulation and Supervision in 180 Countries from 1999 to 2011. Journal of Financial Economic Policy, 5(2), 111-219.
2.12.Cronqvist, H., Makhija, A. K., & Yonker, S. E. (2012). Behavioral consistency in corporate finance: CEO personal and corporate leverage. Journal of financial economics, 103(1), 20-40.
2.13.Erkens, D. H., Hung, M., & Matos, P. (2012). Corporate governance in the 2007–2008 financial crisis: Evidence from financial institutions worldwide.
Journal of Corporate Finance, 18(2), 389-411.
2.14.Elyasiani, E., & Zhang, L. (2015). Bank holding company performance, risk, and “busy” board of directors. Journal of Banking & Finance, 60, 239- 251.
2.15.Graham, J. R., Harvey, C. R., & Puri, M. (2013). Managerial attitudes and corporate actions. Journal of financial economics, 109(1), 103-121.
2.16.Gonzalez, F. (2005). Bank regulation and risk-taking incentives: An international comparison of bank risk. Journal of Banking & Finance, 29(5), 1153-1184.
2.17.Gambacorta, L., & Mistrulli, P. E. (2004). Does bank capital affect lending behavior?. Journal of Financial intermediation, 13(4), 436-457.
2.18.Griffith, J. M., Fogelberg, L., & Weeks, H. S. (2002). CEO ownership, corporate control, and bank performance. Journal of Economics and Finance, 26(2), 170-183.
2.19.Hambrick, D. C., & Mason, P. A. (1984). Upper echelons: The organization as a reflection of its top managers. Academy of management review, 9(2), 193-206.
2.20.Kyereboah-Coleman, A., & Biekpe, N. (2006). Do boards and CEOs matter for bank performance? A comparative analysis of banks in Ghana.
2.21.Kutubi, S. S., Ahmed, K., & Khan, H. (2018). Bank performance and risk- taking—Does directors' busyness matter?. Pacific-Basin Finance Journal, 50, 184-199.
2.22.Laeven, L., & Levine, R. (2009). Bank governance, regulation and risk taking. Journal of financial economics, 93(2), 259-275.
2.23.Lückerath-Rovers, M. (2013). Women on boards and firm performance. Journal of Management & Governance, 17(2), 491-509.
2.24.Pathan, S. (2009). Strong boards, CEO power and bank risk-taking.
Journal of Banking & Finance, 33(7), 1340-1350.
2.25.Minton, B. A., Taillard, J. P., & Williamson, R. (2014). Financial expertise of the board, risk taking, and performance: Evidence from bank holding companies. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 49(2), 351-380. 2.26.Ntim, C. G., Lindop, S., & Thomas, D. A. (2013). Corporate governance and risk reporting in South Africa: A study of corporate risk disclosures in the pre-and post-2007/2008 global financial crisis periods. International Review of Financial Analysis, 30, 363-383.
2.27.Nichitean, A. L., & Asandului, M. (2010). Corporate Governance In Banking Activities. Analele Stiintifice ale Universitatii" Alexandru Ioan Cuza" din Iasi-Stiinte Economice, 2010, 135-148.
2.28.Rose, C. (2007). Does female board representation influence firm performance? The Danish evidence. Corporate Governance: An International Review, 15(2), 404-413.
2.29.Staikouras, P. K., Staikouras, C. K., & Agoraki, M. E. K. (2007). The effect of board size and composition on European bank performance. European Journal of Law and Economics, 23(1), 1-27.
2.30.Saghi-Zedek, N., & Tarazi, A. (2015). Excess control rights, financial crisis and bank profitability and risk. Journal of Banking & Finance, 55, 361- 379.
2.31.Terjesen, S., Couto, E. B., & Francisco, P. M. (2016). Does the presence of independent and female directors impact firm performance? A multi-country study of board diversity. Journal of Management & Governance, 20(3), 447- 483.
3. Tài liệu Internet
3.1. Diễn đàn doanh nghiệp: enternews.vn
3.2. The State Bank of Vietnam: www.sbv.gov.vn
3.3. https://smallbusiness.chron.com/calculate-loan-loss-provision-coverage- ratio-75569.html