nhập khẩu
1.3.3.1. Quản lý thông tin người nộp thuế
Hệ thống thông tin về NNT là tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do NNT và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [31, tr.38]
Thông qua thông tin từ NNT, cơ quan Nhà nước thẩm quyền có cơ sở để: - Nắm bắt sự ảnh hưởng của chính sách thuế tới hoạt động sản xuất kinh
doanh và khả năng tăng trưởng kinh tế, để có kế hoạch hoàn thiện chính sách, cơ
chế quản lý thuế cho phù hợp, góp phần chống lại gian lận về thuế;
- Phân tích khả năng thu NSNN và mức độ đóng góp nghĩa vụ thuế đối với từng NNT hoặc nhóm NNT dựa trên cơ sở những số liệu và thông tin đã có từ NNT;
- Lập báo cáo thống kê nhằm đáp ứng cho công tác chỉ đạo, điều hành quản lý thuế và các mục đích quản lý khác của nhà nước;
- Xây dựng và tiến hành các biện pháp quản lý thuế; rà soát đánh giá tình hình kê khai, nộp thuế để ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các VPPL về thuế; - Áp dụng các biện pháp quản lý, xử lý thuế phù hợp khi xác định được mức
độ tuân thủ pháp luật của NNT.
Qua đây, để có thể đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời nguồn thu từ thuế XK, NK và hạn chế được sự thất thu thì việc quản lý thông tin NTT là hết sức quan trọng. Hệ thống thông tin về NNT phải đảm bảo chính xác và được cập nhật kịp
đích, truy cập trái phép, lấy cắp thông tin, làm ngừng trệ hoạt động của hệ thống thông tin, phá huỷ hệ thống thông tin về NNT. Mọi hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng thông tin đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. [31, tr.38]
1.3.3.2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hải quan
• về nội dung thanh tra thuế XK, NK
Trong những nội dung cơ bản và quan trọng của các BPPL chống thất thu thuế XK, NK có sự hiện diện của thanh tra thuế XK, NK. Thanh tra thuế XK, NK là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. [31, tr.41]
- Mục đích của thanh tra thuế XK, NK:
+ Phát hiện nhanh chóng để tiến hành xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa nợ động thuế nhằm hạn chế nguy cơ thất thu.
+ Phát hiện ra những lỗ hổng và những điều còn thiếu sót trong các văn bản QPPL về thuế để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
+ Điều tra, xác minh để làm sáng tỏ những khiếu nại về thuế, làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời những khiếu nại về thuế. [31, tr.42]
- Nguyên tắc thanh tra thuế XK, NK:
+ Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT , xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi VPPL thuế.
+ Không cản trở hoạt động bình thường của NNT.
+ Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan. [31, tr.42]
- Thanh tra thuế XK, NK được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: thanh tra chuyên ngành và thanh tra chuyên đề.
• về nội dung kiểm tra HQ
Theo công ước Kyoto: “Kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp nghiệp
vụ do hải quan áp dụng nhằm đảm bả O sự tuân thủ pháp luật Hải quan” [39]. Nội dung chính của nghiệp vụ kiểm tra HQ bao gồm:
- Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tục HQ. - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ HQ. - Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hoá và chứng từ kèm theo. - Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng.
Ở Việt Nam, kiểm tra HQ được định nghĩa:“kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hOá, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực hiện ”. [19]
Kiểm tra HQ có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, đối tượng của kiểm tra HQ là tất cả hàng XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tất nhiên mức độ, cách thức
kiểm tra mỗi loại hàng hóa, phương tiện vận tải khác nhau là có sự khác nhau.
- Thứ hai, chủ thể thực hiện kiểm tra HQ là CQHQ do vậy kiểm tra HQ thực chất là hoạt động đánh giá thẩm định có tính chất công quyền, là hoạt động
của cơ
quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực HQ.
- Thứ ba, phương thức kiểm tra HQ có thể kiểm tra trước thông quan, kiểm tra trong thông quan và KTSTQ. Kiểm tra trước thông quan là kiểm tra trên
cơ sở
phân tích, thu thập, xử lý thông tin; kiểm tra trong thông qua là kiểm tra trong quá
trình làm thủ tục HQ; KTSTQ là kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan/giải
- Thứ năm, mục đích của kiểm tra HQ là nhằm đánh giá, thẩm định tính chính xác, trung thực hành vi khai báo của người khai HQ. Hay nói cách khác kiểm
tra HQ nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật HQ của các tổ chức, cá nhân thực hiện
XK, NK, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận
tải. [8,
tr.82]
Kiểm tra HQ là một nghiệp vụ cơ bản, quan trọng của CQHQ. Xét về mặt nguyên tắc, tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải khi đưa vào hay đưa ra lãnh thổ HQ đều phải kiểm tra HQ như kiểm tra (hồ sơ HQ, thực tế hàng hóa hoặc bao gồm cả hai)
Vai trò của kiểm tra HQ được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau: - Nghiệp vụ kiểm tra HQ giúp CQHQ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về HQ đối với hàng XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Với mục đích đánh giá, thẩm định lại tính chính xác, trung thực trong việc khai HQ của chủ hàng, kiểm tra HQ giúp CQHQ phát hiện được các hành vi gian
lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu, qua đó hỗ trợ, phục vụ có hiệu quả công tác
điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Kiểm tra HQ góp phần thực hiện đúng đắn và có hiệu quả các chính sách thương mại gồm chính sách mặt hàng, chính sách đầu tư, chính sách thuế... - Hoạt động kiểm tra HQ góp phần ổn định an ninh quốc gia, an ninh môi
trường, an ninh cộng đồng DN và an ninh dân cư.
- Ngoài ra, thông qua công tác kiểm tra HQ ý thức tuân thủ pháp luật HQ nói riêng và ý thức tuân thủ pháp luật nói chung sẽ được nâng cao đối với chủ hàng và cả công chức HQ.
thực, chính xác, khách quan; nguyên tắc công khai, dân chủ thì việc kiểm tra HQ còn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thứ nhất, kiểm tra HQ được thực hiện trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan.
Kiểm tra HQ không chỉ đơn thuần là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ riêng rẽ mà là một quá trình, quá trình này trước hết được thực hiện gắn liền với quá trình phân tích, thu thập, xử lý thông tin gắn liền với quá trình làm thủ tục HQ và cả sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Đặc biệt, đối với KTSTQ (hay còn gọi là kiểm tra trên cơ sở kiểm toán) là việc kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng. KTSTQ có thể được thực hiện tại trụ sở CQHQ hoặc tại trụ sở của DN trên cơ sở sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán. Để đảm bảo quản lý nhà nước về HQ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động XK, NK thì KTSTQ là một mắt xích quan trọng của kiểm tra HQ. Công ước Kyoto sửa đổi đưa ra chuẩn mực: “Các hệ thống kiểm tra hải quan cần phải bao gồm cả việc kiểm tra trên cơ sở kiểm toán ”. [8, tr.85]
- Nguyên tắc thứ hai, việc kiểm tra HQ phải được dựa trên nguyên tắc QLRR. QLRR là một trong những phương pháp quản lý HQ hiện đại, vì vậy việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra HQ đều phải dựa trên cơ sở áp dụng QLRR. Cụ thể khi thực hiện kiểm tra HQ phải dựa trên các cơ sở, căn cứ sau:
+ Kết quả thu thập, phân tích và xử lý thông tin: thông tin là một cơ sở hết sức quan trọng để CQHQ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HQ cũng như nghiệp vụ kiểm tra HQ. Đặc biệt với mô hình quản lý hải quan hiện đại thì hoạt động thu thập, thông tin, xử lý thông tin, phân tích đánh giá thông tin để có một kết quả cụ thể làm cơ sở cho kiểm tra HQ đã trở thành vô cùng cần thiết và mang tính hữu dụng cao. Kết quả phân tích thông tin có thể có được từ CSDL, từ trinh sát HQ, từ các cơ quan, tổ chức cá nhân HQ nước ngoài...
+ Đánh giá việc tuân thủ/chấp hành pháp luật của người khai HQ (chủ hàng): Theo công ước Kyoto, kiểm tra HQ là các biện pháp do HQ áp dụng nhằm đảm bảo
sự tuân thủ luật HQ, do vậy đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng là một căn cứ để xác định hình thức mức độ kiểm tra HQ.
+ Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai HQ được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:
(1) Tần suất VPPL HQ và pháp luật thuế;
(2) Tính chất, mức độ VPPL HQ và pháp luật thuế;
(3) Việc hợp tác với CQHQ trong thực hiện thủ tục HQ, kiểm tra giám sát HQ và chấp hành các quyết định khác của CQHQ.
Sau đó, CQHQ sẽ tiến hành đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai HQ để áp dụng các biện pháp xử lí, tập trung các nguồn lực để quản lý hiệu quả và phù hợp với từng mức độ tuân thủ của các đối tượng. [8, tr.86-87]
+ Tại chuẩn mực 6.2 và 6.3 trong chương VI Công ước Kyoto cũng đã nêu rất rõ: “Kiểm tra Hải quan phải được giới hạn ở mức cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan. ”; “Khi thực hiện kiểm tra Hải quan, cơ quan Hải quan phải áp dụng quản lý rủi ro. ” [39]
Như vậy, về bản chất, QLRR chính là phương pháp kỹ thuật mang tính logic, hiện đại. Nó giúp cho quá trình thực hiện thủ tục HQ tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn đảm bảo yếu tố then chốt là nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi VPPL về thuế. Ở Việt Nam, một số văn bản QPPL như: Luật Hải quan 2014, Luật thuế XK, NK 2016, Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 81/2019/TT-BTC... là những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc áp dụng phương pháp QLRR thuế XK, NK.
• về nội dung giám sát HQ
Giám sát HQ là biện pháp nghiệp vụ do CQHQ áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lí HQ. [19]
Đối tượng chịu sự giám sát của HQ bao gồm hàng hóa và phương tiện vận tải, cụ thể là:
- Hàng hóa đã làm xong thủ tục HQ XK nhưng chưa được XK;
- Hàng hóa đã làm xong thủ tục HQ NK nhưng chưa được thông quan;
- Hàng hóa XK, NK chưa làm thủ tục HQ được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của CQHQ;
- Hàng hóa, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; - Hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu;
- Hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển cảng [8, tr. 148].
Hoạt động giám sát HQ dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Giám sát HQ phải được thực hiện trong suốt thời gian từ khi hàng hóa XK, NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được đặt trong địa
bàn hoạt
động của HQ cho đến khi hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan; - Giám sát HQ phải được tiến hành bình đẳng. Tất cả các hàng hóa hóa XK,
NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không
phân biệt
xuất xứ, quốc tịch khi đặt trong địa bàn hoạt động của HQ đều phải chịu sự
kiểm tra,
giảm sát của HQ;
- Giám sát HQ phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch. Thực hiện nguyên tắc này, CQHQ phải công khai các văn bản QPPL trên các
phương tiện
thông tin đại chúng, các quy định quyết định liên quan đến hoạt động giám sát của
HQ, tuyên truyền giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp và giải quyết khiếu nại liên
Hoạt động giám sát HQ được tiến hành thường xuyên và là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt các nhiệm vụ khác của HQ. Vì thế, giám sát HQ phải đạt được các mục tiêu như sau:
- Giám sát theo dõi đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; và phối hợp với
đơn vị có
liên quan để nắm bắt, quản lí đảm bảo tất cả các hàng hóa tham gia hoạt động XK,
NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh đều phải
tuân thủ
những quy định của pháp luật HQ;
- Giám sát HQ nhằm ngăn ngừa, phát hiện để xử lí những hành vi VPPL, che giấu, tàng trữ hàng hóa, phương tiện, hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại và
các hành vi VPPL liên quan khác;
- Giám sát có hiệu quả là tiền đề cho việc thực hiện thủ tục HQ, kiểm tra HQ, tính thuế và các vấn đề khác được thực hiện theo đúng quy định, đúng đối tượng;
- Hoạt động giám sát phải tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XK, NK nhưng vẫn bảo đảm chức năng quản lí nhà nước về HQ. [8, tr. 148-149]
1.3.3.3. Xử lí vi phạm pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
VPPL về thuế XK, NK là hành vi trái pháp luật thuế XK, NK và các văn bản QPPL liên quan, do sự vô ý hoặc cố ý của các cá nhân hay tổ chức, gây hậu quả thiệt hại và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi mà mình đã gây ra.
Xử lí VPPL trong lĩnh vực thuế XK, NK là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi VPPL liên quan tới thuế XK, NK.
Nói đến xử lí VPPL về thuế XK, NK trước hết phải đề cập đến hoạt động xử lí VPHC. VPHC về thuế XK, NK là một dạng cụ thể của VPHC nói chung nên cũng phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu đặc điểm của một VPHC, gồm có: (1) tính trái
Những VPHC trong lĩnh vực thuế XK, NK bao gồm: - Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục HQ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát HQ; - VPHC về quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK;
- Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa XK, NK;
- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực HQ. [4]
Đối với mỗi nhóm VPHC trên có những chế tài xử phạt cụ thể nhằm đáp ứng