Thực trạng quy định các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia về thuế

Một phần của tài liệu 044 các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)

VIỆT NAM

2.1. Thực trạng quy định các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất

khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam

Pháp luật thuế XK, NK là “danh từ pháp lý” dùng để chỉ tổng hợp các QPPL do Nhà nước ban hành điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế XK, NK. Điển hình trong đó là những quy định về việc thu - nộp thuế XK, NK gồm có: đăng ký, kê khai, tỉnh thuế, nộp thuế, xử lý VPPL về thuế XK, NK để thực hiện tốt mục tiêu thu đúng, đủ và hợp lý nhằm tránh được sự thất thu. [22, tr.64]

Hệ thống pháp luật về thuế XK, NK luôn được Việt Nam chú trọng, nghiên cứu kĩ lưỡng và thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp nhất với sự phát triển về kinh tế - xã hội cũng như tiến trình hội nhập và tự do thương mại với thế giới. Nhưng dù có phát tiển hay thay đổi đến mức độ nào đi chăng nữa thì pháp luật về thuế XK, NK vẫn phải duy trì và đáp ứng được các yếu tố then chốt như: tận dụng tối đa vai trò của thuế XK, NK, ngăn ngừa những gian lận và bảo đảm ổn định việc thu thuế XK, NK. Không chỉ có ảnh hưởng lớn đến tình hình trong nước, pháp luật thuế XK, NK còn có liên quan đến hoạt động ngoại thương và chịu sự chi phối bởi các yếu tố quốc tế. Bởi thế cho nên, QPPL thuế XK, NK gồm 2 loại: QPPL quốc gia và QPPL quốc tế.

2.1.1. Thực trạng quy định các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia vềthuế xuất khẩu, nhập khẩu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Để có thể đáp ứng được những thay đổi trong thủ tục về thuế cũng như thực tiễn hết sức phổ biến về gian lận, trốn thuế trong thời buổi hội nhập như hiện nay, Nhà nước đã công bố và thi hành nhiều văn bản QPPL về thuế XK, NK. Trong đó, chúng ta không thể không nói tới tác dụng rất lớn của Luật Thuế XK, NK 2016; Luật Quản lý thuế 2019; Luật Hải quan 2014. Các văn bản này ngoài việc thừa hưởng những điểm tích cực từ các QPPL trước đó, nhưng đồng thời lược bỏ và

chỉnh sửa thêm những điểm mới nhằm thực thi công tác chống thất thu thuế XK, NK hiện nay. Điều này được thể hiện qua những “điểm sáng” như sau:

Thứ nhất, Luật Thuế XK, NK 2016 đã có những đổi mới rất căn bản và toàn diện về cách thức quản lý cũng như chỉnh sách thuế XK, NK để có sự tương xứng, đồng bộ nhất với tiến trình hội nhập nhưng vẫn có sự ổn định và phải thể hiện rõ ràng, rành mạch. Điểm đặc biệt chính là những quy định đã làm nổi bật các phương tiện về bảo vệ thuế; phát triển hơn nữa nhiệm vụ chống lại vấn nạn buôn lậu và gian lận; từ đó giúp cho việc kinh doanh của các DN được công bằng; có kế hoạch bảo hộ DN phù hợp; thay đổi hiện đại về thủ tục hành chính; tiếp nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường sức mạnh tiềm lực kinh tế. Cụ thể, văn bản luật này đã có những thay đổi đặc biệt về cách tính, tách bạch riêng mỗi loại thuế hay thêm các loại thuế suất mo`i,... [7]. Việc Luật Thuế XK, NK 2005 không còn phù hợp với các văn bản QPPL liên quan, các thông lệ quốc tế cũng như thực tế tình hình XK, NK hiện nay thì việc ra đời của Luật Thuế XK, NK 2016 là điều tất yếu để khắc phục được những tồn tại đó.

Thứ hai, cơ chế quản lý thuế tiên tiến, ngày càng tiệm cận thông lệ quốc tế được thể hiện ở Luật Quản lý thuế 2019. Bằng cách sử dụng hiệu quả cơ chế tự khai, tự nộp thuế khiến cho thủ tục được rút gọn rồi từ đó thúc đẩy tốc độ thông quan các loại hàng XK, NK, củng cố và phát huy hơn nữa sự hiện diện của Nhà nước trong quản lý khi tiến hành thanh kiểm tra hay giám sát. Qua những lần chỉnh sửa và thay thế, cơ chế hiện đại này hiện đã có được căn cứ pháp lý khá vững chắc và ngày một hoàn chỉnh hơn trước. Kể từ khi có giá trị từ tháng 7 năm ngoái, Luật Quản lý thuế 2019 thay thế cho luật cũ năm 2006 đã có tác động không nhỏ đối với các chủ thể nộp thuế. Có thể kể ra một số điểm đáng lưu tâm như: bổ sung cơ quan, nội dung quản lý; người nộp thuế có thêm những quyền mới; thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí đã thay đổi;... . Đặc biệt hơn cả là trong hợp tác quốc tế, trách nhiệm về thuế được mở rộng để thích ứng và phù hợp với tư cách thành viên của những điều ước quốc tế. [6]

Thứ ba, hàng loạt quy định về thanh tra, kiểm tra những vi phạm liên quan tới thuếXK, NK càng được thể hiện trọn vẹn hơn. Quy định đối tượng không còn sự

trải dài lan man nữa mà thay vào đó chính là tập trung vào dấu hiệu vi phạm từ cách làm rõ thông tin về đối tượng. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế XK, NK ở Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan đã có bước tiến vượt bậc khi không những cho chúng ta thấy được góc nhìn toàn cảnh về tất cả các trường hợp, nội dung mà còn thể hiện rất chi tiết, không thiếu so với yêu cầu. Ở Luật Quản lý thuế, ngoài quy định chung, sự phân định rành mạch giữa thanh tra với kiểm tra thuế được thể hiện ở 2 mục khác nhau trong cùng 1 chương; cùng với việc nêu rõ các hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật thuế nhằm để xác định chính xác những vi phạm. Cải cách, hiện đại hoá thủ tục và quản lý về HQ chính là những gì được thể hiện trong Luật Hải quan 2014. Có thể nói, Luật Hải quan 2014 là sự chuyển tiếp từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang điện tử. Sự thay đổi đó giúp cho thủ tục hành chính được tinh giảm, phát huy hiệu quả nguồn lực, tăng cường hoạt động quản lý trong công tác chống buôn lậu, gian lận và trốn thuế. Bên cạnh đó, 5 vi phạm về kiểm tra và giám sát đã được thêm vào luật để tương xứng và thích hợp với việc sử dụng và quản lý hải quan điện tử [19], [44].

Thứ tư, quy định về xử lí vi phạm nghĩa vụ thuế XK, NK ngày càng hoàn chỉnh hơn và mức xử phạt cũng được tăng lên. Bằng việc quy định những nguyên tắc mang tính nền tảng trong Luật Quản lý thuế đã giúp chỉ đường, dẫn lối cho sự cải tiến, nâng cao hơn nữa công tác xử lí những sai phạm. Đồng thời, luật và các văn bản QPPL hướng dẫn đã có sự nhất quán, đồng bộ và đầy đủ về các quy định xử lí như: thời hiệu, thẩm quyền, đối tượng và cách thức xử lí cụ thể đối với từng trường hợp,... Nhằm hạn chế đến mức tối đa vấn nạn thất thu thuế XK, NK, mang tính răn đe hơn nữa với những hành vi sai phạm, do vậy mà mức xử phạt được tăng lên đáng kể. Ví dụ như Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 12 năm 2020 đã điều chỉnh tăng mức xử phạt với một số VPHC về thuế, trong đó điển hình là nhóm VPPL về thanh tra, kiểm tra HQ [4], [43]. Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng thống nhất các biểu mẫu xử phạt VPHC HQ trong Thông tư 90/2020/TT-BTC đã đánh dấu một bước tiến mới. [3]

Thứ năm, xuất phát từ những vi phạm, các quy định buộc người nộp thuế phải bồi thường thiệt hại ch O Nhà nước cũng có sự đổi mới th ích hợp.

- Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt cụ thể là: “tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh, tiền phạt”. Quy định thứ tự như vậy khiến

cho việc thu nợ thuế có nhiều thuận lợi hơn và mang tính khả thi cao. [21] - Điều kiện xoá nợ thuế và tiền phạt được theo dõi hết sức nghiêm ngặt: áp

dụng biện pháp cưỡng chế cho các khoản nợ thuế nhưng vẫn khó có thể thu hồi

được và kéo dài quá 10 năm. [21]

- Quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế XK, NK được liên tục bổ sung và hoàn chỉnh. Phải tiến hành lần lượt mỗi biện pháp

trong số 07 biện pháp được quy định tại Luật Quản lý thuế 2019. [21]

Ngoài các luật trên, để có thể chống thất thu thuế XK, NK hiệu quả cũng cần sự hiện diện của các văn bản QPPL hướng dẫn như là: Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế XK, NK được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP; Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý thuế; Nghị định 08/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan;...

Tóm lại, các QPPL quốc gia đã kết hợp, liên kết với nhau tạo thành “bức tường vững chắc” cho công tác chống thất thu thuế XK, NK bằng quy định từ khái quát cơ bản đến đi sâu làm rõ rất cụ thể.

Một phần của tài liệu 044 các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)