Thực trạng quy định các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về thuế

Một phần của tài liệu 044 các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 109)

thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà Việt Nam đã tham gia

Chính sự giao thoa, hội nhập giữa các nước về kinh tế đã khiến cho các QPPL quốc tế có “sức nặng” về mặt pháp lý đối với việc thực hiện thu thuế XK, NK. Các QPPL đó tác động đến mối quan hệ qua lại giữa các nước về ranh giới được phép đánh thuế và công tác thu - nộp thuế giữa một nước với cá nhân, tổ chức của một nước khác.

Các QPPL quốc tế về thuế XK, NK ở Việt Nam phổ biến và cốt lõi nhất là từ các điều ước quốc tế, bao gồm: điều ước đa phương (WCO, WTO và các điều ước

Nội dung 2016 2017 2018 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Xác định trị giá tính thuế 193 7% 162 4% 230 5%

thương mại (GATT); Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT khu vực tự do mậu dịch ASEAN; Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia; Hiệp định HQ ASEAN;... . Mặc dù có rất nhiều các QPPL quốc tế về thuế XK, NK khác nhau, nhưng tất cả đều nổi bật lên những nội dung cốt lõi sau:

- Điều chỉnh thích hợp cách thức áp đặt, sử dụng thuế quan lên các loại hàng hoá XK, NK thông qua nguyên tắc không phân biệt đối xử được hình thành

trên cơ

sở hai quy chế pháp lý, đó là: đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nations)

và đối

xử quốc gia (National Treatment).

- Những loại hàng hoá chịu thuế XK, NK hay được cắt giảm hoặc loại trừ đều được đưa vào trong danh sách rất cụ thể.

- Các quan hệ pháp luật thuế XK, NK được chọn luật áp dụng để giải quyết các tình huống thực tế, ví dụ là: ở đâu diễn ra sự kiện pháp lý thì chọn luật

nơi đó

hay là đương sự thuộc nước nào thì chọn luật nước đó để giải quyết,...

Không những vậy, lịch sử 76 năm phát triển của HQVN trải qua rất nhiều giai đoạn với những thành tựu khác nhau. Để có thể nâng cao hơn nữa sứ mệnh của mình trong công tác chống thất thu thuế, ngành đã tích cực phối hợp, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc kí các thoả thuận với các HQ nước bạn. Bằng chứng là HQVN luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của WCO và ASEAN. Tận dụng những lợi thế từ những mối quan hệ trong các tổ chức đó, HQVN đã nắm bắt rất nhanh và tiếp nhận kịp thời những sự hỗ trợ đắc lực và uy tín cao về pháp lý; đồng thời ứng dụng những phương pháp, công nghệ quản lý tiên tiến nhằm giúp tăng vị thế của ngành để có thể sánh vai với các nước có ngành HQ phát triển hàng đầu. Cho đến hiện nay, các văn kiện hợp tác song phương với gần

2.2. Thực tiễn thi hành các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất

khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam

2.2.1. Thực tiễn thi hành quản lý thông tin người nộp thuế

Thực tiễn cho thấy việc quản lý thông tin NNT thông qua hệ thống thông tin đóng vai trò cốt yếu, là tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc thu đúng, đủ và kịp thời nguồn thu từ thuế XK, NK, đồng thời hạn chế nguy cơ thất thu thuế. Hệ thống thông tin về NNT bao gồm tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định và thực hiện nghĩa vụ về thuế XK, NK của NNT. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ chỉ đề cập tới hai phương diện chính trong quản lý thông tin NNT, đó là: kê khai và nộp thuế.

Kê khai thuế XK, NK:

Bảng 2.1: Thất thu thuếXK, NK trong quản lý kê khai thuế

Giả mạo xuất xứ; buôn lậu và thông quan hàng hoá trái phép

2.435 82% 3.179 78% 4.068 86%

Tổng số thuế thu hồi từ công tác chống thất thu

Tổng số hồ sơ tham vấn 2890 bộ 2760 bộ 900 bộ

Số tờ khai chấp nhận trị giá khai báo

2460 bộ 2550 bộ 80 bộ

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục HQVN - theO Luận văn thạc sỹ Quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2018, Lê Thị Như Quỳnh)

Từ bảng 2.1, tổng số thuế thu hồi từ công tác chống thất thu tăng liên tục từ 2.946 tỷ đồng (2016) lên 4.723 tỷ đồng (2018), tăng 1.777 tỷ đồng (tăng gấp 1,6 lần). Trong đó, giả mạo xuất xứ, buôn lậu và thông quan hàng hoá trái phép chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng liên tục qua các năm từ 2.435 tỷ đồng (2016) lên 4.068 tỷ đồng (2018), tăng 1.633 tỷ đồng (tăng gấp 1,67 lần). Phân loại xác định mã số HS chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong quản lý kê khai thuế XK, NK; cụ thể năm 2016 có giá trị là 318 tỷ đồng tăng lên 736 tỷ đồng vào năm 2017 (tăng 418 tỷ đồng, tăng gấp 2,31 lần), sau đó giảm xuống còn 425 tỷ đồng vào năm 2018 (giảm 311 tỷ đồng, giảm 1,73 lần). Xác định trị giá tính thuế chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số thuế thu hồi từ công tác chống thất thu trong quản lý kê khai với giá trị từ 193 tỷ đồng (2016) giảm xuống 162 tỷ đồng (2017), giảm 31 tỷ đồng (giảm 1,19 lần); sau đó tăng lên 230 tỷ đồng (2018), tăng 68 tỷ đồng (tăng gấp 1,41 lần).

Từ việc nắm bắt thông tin về NNT trong quản lý kê khai thuế, ngành HQ đã nhận diện được những hành vi gian lận trong khai thuế XK, NK chủ yếu đến từ kê khai sai số lượng hàng hoá XK, NK và khai sai chất lượng hàng hoá XK, NK. Qua đó, HQVN đã đẩy mạnh thực hiện thành công nhiều chuyên án nhằm ngăn chặn kịp thời, tiến hành xử phạt và truy thu thuế vào NSNN.

Nộp thuế XK, NK:

Đối với việc quản lý thông tin về NNT, nhất là trong quá trình NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì công tác xác định trị giá tính thuế là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, gốc rễ của tình trạng gian lận, trốn thuế XK, NK ở Việt Nam xuất phát từ chính những sai sót trong công tác xác định trị giá tính thuế. Do đó, TCHQ và các Chi cục đã rất tích cực khai thác và tìm hiểu thông tin về trị giá tính thuế trên cơ sở kiểm tra các mặt hàng XK, NK của các đối tượng nộp thuế.

Tổng số thuế phải truy thu (tỷ đồng) 206,246.751 174,902.299 604,172.866

Quỳnh)

Từ bảng 2.2, có thể thấy số lượng hồ sơ phải tiến hành tham vấn, kiểm tra lại do DN khai báo không đúng trị giá tính thuế cũng như số thuế truy thu được là rất lớn. Bởi lẽ, trị giá tính thuế là một trong những công cụ chủ yếu mà NNT sử dụng để làm giảm số thuế XK, NK phải nộp cho Nhà nước, gây thất thoát nguồn thu đóng góp vào NSNN hằng năm. Thực tế cho thấy, các DN XK, NK thường tự ý hoặc thông đồng với nhau để điều chỉnh trị giá tính thuế nhằm thực hiện hành vi gian lận, trốn thuế. Việc gian lận qua giá tính thuế làm thất thu thuế XK, NK chủ yếu đến từ các hành vi gian lận phổ biến sau: (i) Gian lận điều kiện áp dụng trị giá giao dịch (DN NK điều chỉnh trị giá NK thấp xuống, không đúng với giá mua bán trên hợp đồng); (ii) Gian lận các khoản phải cộng (DN khai báo thiếu để tránh phải nộp thêm các khoản phí như hoa hồng, môi giới, bảo hiểm); (iii) Gian lận các khoản phải trừ (DN lợi dụng những kẽ hở từ các chính sách miễn giảm thuế XK, NK của các hiệp định thương mại). Qua việc nhận diện những hành vi gian lận, HQVN đã nhanh chóng phát hiện, tiến hành xử lí và truy thu những trường hợp sai phạm làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, đồng thời lưu trữ thông tin về NNT trong quá trình xác định và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để rà soát, xây dựng các biện pháp quản lý cho phù hợp.

2.2.2. Thực tiễn thi hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lí vi phạm nghĩa vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Trải qua 76 năm, vị trí “người canh cửa” cho biên giới kinh tế nước nhà ở bất cứ thời điểm nào cũng được ngành HQ chú trọng phát triển, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Sự phát triển vượt bậc về lưu lượng hàng hoá XK, NK đi kèm với nhu cầu XK, NK rất lớn của các phương tiện vận tải vừa là thuận lợi nhưng cũng

đặt ra thách thức rất lớn cho việc thanh tra, kiểm tra và xử lí các VPPL về thuế XK, NK. Những năm qua, việc thực thi công tác quan trọng trên mặc dù vẫn còn những điểm trừ, nhưng HQVN cũng đã gặt hái được những thành tích hết sức đáng khen, cụ thể như sau:

Công tác thanh tra, kiểm tra:

Toàn ngành HQ đã nỗ lực đẩy mạnh tổ chức thực hiện không chỉ là các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có kế hoạch từ trước mà thậm chí còn có những cuộc thanh tra, kiểm tra bất ngờ, không có sự báo trước cho các DN. Thực tế cho thấy, số cuộc thanh tra, kiểm tra liên tục được duy trì và tăng qua mỗi năm. Tổng số có 389 cuộc thanh tra, kiểm tra đã được HQVN tiến hành vào năm 2018, trong đó có: 125 cuộc thanh tra chuyên ngành và 264 cuộc kiểm tra nội bộ. HQ đã kiến nghị truy thu thuế và xử phạt với số tiền là hơn 230,8 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu truy thu với hoạt động kiểm tra nội bộ là hơn 8,2 tỷ đồng; còn thanh tra chuyên ngành yêu cầu gần 222,6 tỷ đồng [12]. Sang năm 2019, diễn ra tổng cộng 414 cuộc thanh tra, kiểm tra (tăng 3% so với năm trước), yêu cầu truy thu tổng số thuế là 251 tỷ đồng, số thực thu nộp vào NSNN là trên 185 tỷ đồng (chiếm 74% so với chỉ tiêu đề ra). Ngoài ra, 10 cuộc thanh tra đột xuất dành cho các DN có dấu hiệu VPPL cũng đã được triển khai tiến hành [11]. 10 tháng đầu năm 2020, 200 cuộc thanh tra, kiểm tra đã được HQVN thực hiện (29 cuộc thanh tra chuyên ngành; 171 cuộc kiểm tra nội bộ), kiến nghị truy thu thuế và xử phạt là gần 74 tỷ đồng, hơn 91,4 tỷ đồng đã được thu vào NSNN [16].

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều mặt thiếu sót, trong đó có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng từ phía các DN. Nổi cộm là những VPPL về những quy định về các khâu trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ như: DN khai sai mã số thuế, thuế suất; DN gian lận về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá; DN lợi dụng những lỗ hổng trong cơ chế ưu đãi đầu tư và ân hạn để trốn thuế;... . Tất cả những VPPL phát hiện được thông qua thanh kiểm tra sẽ đều bị HQ xử lí về hành chính hoặc hình sự. Dù vậy, vẫn có khá nhiều trường hợp các DN coi thường và liên tiếp tái phạm những lần sau đó. Bởi vậy, công tác thanh tra, kiểm tra nhận được sự lưu tâm đặc biệt khi tiến hành đổi mới. Thực tế, việc xây dựng kế hoạch một cách

khoa học và bài bản đã đem lại những chuyển biến hết sức tích cực trong vài năm trở lại đây. Đó là tiến hành song song, cùng lúc cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên phạm vi rộng lớn và thanh tra, kiểm tra chuyên đề. Với sự vào cuộc của TCHQ, Vụ thanh tra - kiểm tra TCHQ phối hợp với các cơ quan địa phương cùng nhau thực hiện nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Và minh chứng rõ rệt là sự đổi mới ấy đã giúp HQVN đạt được những tín hiệu khả quan.

Năm 2021, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ tập trung đối với các mặt hàng chịu thuế cao, kim ngạch XK, NK lớn và tiềm ẩn nguy cơ gian lận về giá, thuế suất; hàng hoá có thể bị gian lận về xuất xứ, chất lượng, liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm và có tác động lớn tới sức khỏe con người; danh mục những mặt hàng XK, NK rủi ro về trị giá, về phân loại và áp dụng mức thuế; DN xếp hạng 6 (độ rủi ro rất cao) với hàng hoá có kim ngạch đột biến và DN hạng 7 (DN có hoạt động XK, NK, quá cảnh dưới 365 ngày);... [37]

Công tác phúc tập hồ sơ và KTSTQ - về công tác phúc tập hồ sơ HQ: 12000 10399 10118 10148 9757 9921 Tổng hồ sơ phải phúc tập Hồ sơ đã phúc tập 2016 2017 2018

Biểu đồ 2.1: Gian lận qua phúc tập hồ sơ các năm của TCHQ

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục HQVN - theO Luận văn thạc sỹ Quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2018, Lê Thị Như Quỳnh)

Nhìn chung, việc phúc tập hồ sơ của người khai HQ đã có những cải thiện rõ rệt khi số hồ sơ đã phúc tập trên tổng số phải phúc tập ngày càng được rút ngắn lại.

Cụ thể là:

+ Năm 2016: Khoảng cách giữa số hồ sơ đã và phải phúc tập còn tới 1.852 bộ, mới chỉ đạt 85% so với yêu cầu.

+ Năm 2017: Sự cách biệt giảm xuống chỉ còn 642 bộ, đạt 95%.

+ Năm 2018: Đạt tỉ lệ gần như hoàn chỉnh là 99% bộ hồ sơ tờ khai HQ đã được phúc tập, chỉ còn 197 bộ chưa được CQHQ phúc tập.

Bằng việc triển khai công tác phúc tập hồ sơ của người khai HQ, ngành HQ đã nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm như: chứng từ đối với những loại hàng XK, NK đã thông quan bị thất lạc hay chậm trễ; tình trạng bất hợp lý đối với những công việc đã thực hiện trong quá trình thông quan; người khai HQ và cán bộ, công chức HQ đã không tuân thủ đúng pháp luật HQ khi làm thủ tục HQ. Từ đó, HQVN đã có những biện pháp khắc phục và xử lí kịp thời đối với những trường hợp vi phạm và tiến hành truy thu hàng chục tỷ đồng vào NSNN.

- về công tác KTSTQ: Tỷ đồng Cuộc 3000 2500 2000 Tổng số cuộc KTSTQ tại DN Tổng số cuộc KTSTQ tại CQHQ Số tiền thực thu vào NSNN 1000

500 0

Biểu đồ 2.2: Số cuộc KTSTQ và số tiền thực thu vào NSNN từ KTSTQ

Năm Nợ khó thu Nợ đến 90 ngày Nợ trên 90 ngày Nợ chờ xử lý Nợ phạt nộp chậm Tổng số tiền nợ thuế

Nhìn tổng quát từ biểu đồ 2.2, tổng số các cuộc KTSTQ (tại DN và CQHQ) có xu hướng giảm qua các năm. Có tổng cộng 9.700 cuộc KTSTQ vào năm 2016, giảm liên tục những năm sau đó và đến năm 2020 chỉ còn 1.827 cuộc KTSTQ (giảm tới 7.873 cuộc). Tại CQHQ, năm 2016 có 8.292 cuộc KTSTQ và giảm xuống còn 1.235 cuộc (2020). Tại DN, số cuộc KTSTQ có sự thay đổi như sau: năm 2016 có 1.408 cuộc, đến năm 2017 giảm nhẹ xuống 1.265 cuộc; tiếp theo từ năm 2017 - 2019: tăng từ 1.265 cuộc lên 1.504 cuộc; sau đó giảm nhanh xuống còn 592 cuộc (2020). Số tiền thu được từ KTSTQ chính là dựa trên cơ sở tiến hành các cuộc KTSTQ của CQHQ. Thực tế, số tiền thực thu từ KTSTQ giai đoạn trên cũng có những biến động, cụ thể là: năm 2016, HQVN thu được 2.593 tỷ đồng từ các cuộc KTSTQ nhưng con số này giảm xuống còn 2.080 tỷ đồng vào năm 2018; sau đó tăng lên 2.262 tỷ đồng (2019) và sang năm 2020 giảm mạnh xuống còn 1.397 tỷ đồng [24], [25], [26], [28], [30].

Sự giảm đi của các cuộc KTSTQ có thể được hiểu là do tình hình dịch bệnh Covid - 19 đã làm chậm tiến độ của các cuộc kiểm tra đã được CQHQ chấp thuận trước đó và trong năm 2020, CQHQ đã phải tạm dừng các cuộc KTSTQ đánh giá tuân thủ, mà chỉ tiến hành KTSTQ khi có nguy cơ rủi ro và dấu hiệu VPPL rõ ràng. Đồng thời, nhiều DN đã phải xin hoãn, miễn KTSTQ vì hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều trở ngại. Thống kê từ KTSTQ đã cho thấy các lực lượng, phái đoàn KTSTQ đã thống nhất hạn chế việc thanh kiểm tra đến mức tối đa nhất có thể. Điều đó không những nhằm giúp đỡ cho các DN vượt qua thời kì khó khăn như bây giờ mà vẫn đảm bảo cho công tác quản lí KTSTQ, tránh bỏ sót những VPPL. Đặc biệt hơn cả là việc CQHQ đặt chất lượng lên hàng đầu khi mà các cuộc KTSTQ có

Một phần của tài liệu 044 các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 109)