Xử lý cám gạo nguyên liệu thích hợp cho quá trình trích ly diệt men lipase ở

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình trích ly gamma oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng (Trang 54 - 59)

- Dịch trích ly thu được đem đi lọc qua vải màn và qua giấy lọc bản to, để loạ

1. Xử lý cám gạo nguyên liệu thích hợp cho quá trình trích ly diệt men lipase ở

- Mục đích: Do cám gạo ở trạng thái xốp, tế bào phá vỡ, có hệ enzym lipase nội tại, cùng sự xâm nhập của môi trường, nên phản ứng thủy phân và oxi hóa của dầu trong cám phát triển nhanh. Cám gạo rất dễ bị ôi hỏng, chua khét… Nên ta cần xử lý cám gạo nguyên liệu trước khi đưa vào quá trình trích ly gamma oryzanol.

- Thiết bị:tủ sấy tự động khống chế nhiệt độ.

- Cám gạo nguyên liệu được đưa vào tủ sấy tự động khống chế nhiệt độ

ở nhiệt độ 100oC – 105oC trong thời gian là 10 phút, sau đó mang đem sấy

tiếp nhiệt độ 60oC trong khoảng 2 giờ, sấy tới khi cám gạo nguyên liệu có

hàm ẩm đạt khoảng 5.3% rồi đem đi trích ly gamma oryzanol.

2. Trích ly gamma oryzanol

- Mục đích: quá trình trích ly để tạo ra dầu cám gạo thô chứa gamma oryzanol, để có thể tiếp tục cho quá trinh tinh chế gamma oryzanol tiếp theo.

- Thiết bị: sử dụng bộ trích ly Soxhlet.

- Trích ly gamma oryzanol bằng dung môi là cồn ethanol 96o với tỷ lệ dung môi và cám gạo là 3:1. Sử dụng bộ trích ly Soxhlet. Trích ly ở nhiệt độ 65 – 70oC trong thời gian là 4 giờ. Ta thu được dịch trích ly gamma oryzanol.

- Mục đích: đuổi hết nước và dung môi cồn ethanol 96o có trong dịch trích ly để tiếp tục quá trình tinh chế tiếp theo.

- Thiết bị: hệ thống cô chân không, thu hồi dung môi quy mô 70 lít/mẻ. - Dịch trích ly thu được đem đi lọc qua vải màn và qua giấy lọc bản to, để loại bỏ hết bã cám gạo, tạp chất và còn xót lại trong dịch. Sau đó đưa vào hệ thống cô chân không, thu hồi dung môi quy mô 70 lít/mẻ. Thu được dịch gamma oryzanol cô tới khối lượng không đổi chính là dầu thô gamma oryzanol và thu hồi cồn ethanol.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện nội dung của đề tài chúng tôi rút ra kết luận sau:

1. Xử lý cám gạo nguyên liệu thích hợp cho quá trình trích ly diệt men lipase ở 100 – 150oC/ 10 phút, sau đó sấy ở 60o/ 2 giờ đạt hàm ẩm 5.3% rồi đem trích ly.

2. Xác định được một số yếu tố cho công nghệ trích ly gamma oryzanol từ cám gạo bằng ethanol 96o là:

- Tỷ lệ dung môi ethanol 96o / cám gạo = 3 / 1. - Trích ly ở 65 - 700C.

- Thời gian trích ly 4 giờ là phù hợp.

- Hiệu suất trích ly gamma oryzanol đạt khoảng 86,84%.

3. Đưa ra được quy trình công nghệ trích ly gamma oryzanol từ cám gạo bằng ehanol 96o.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đề tài đã có một số kết quả thành công bước đầu. Sau khi tốt nghiệp chúng tôi hy vọng:

- Đề tài sẽ được hoàn thiện thêm để có công nghệ sản xuất gamma oryzanol từ phế phụ phẩm cám gạo.

- Nghiên cứu tiếp quy trinh tinh chế gamma oryzanol để thu được gamma oryzanol kết tinh từ đó tiến hành chế biến tạo viên thực phẩm chức năng từ gamma oryzanol thu được ở quy mô phòng thi nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ môn hóa sinh trường ĐH Dược HN – Hóa sinh học – NXB Y học.

2. ThS. Đỗ hữu Phương - Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi - số 4/2004.

Tài liệu nước ngoài

3. Cicero, A. F. G., and Gaddi, A. (2001) Rice bran oil and γ-oryzanol in the treatment of hyperlipoproteinaemias and other conditions.

Phytotherapy Research, 15(4) : 277-289.

4. Cheruvanky, R. (2003) Phytochemical products: rice bran. In

Phytochemical functional foods (Johnson, I. T., and Williamson, G., eds), pp. 347-376. CRC Press; Woodhead Publishing, Boca Raton, Fla; Cambridge.

5. Johnson, L.A., and E.W. Lusas, Comparison of Alternative Solvents for Oils Extraction, J. Am. Oil Chem. Soc. 60:229-242 (1983).

6. Health and Safety Guide No.59: n-Hexane Health and Safety Guide,

World Health Organization, Geneva, 1991.

7. Narumon N., Panvipa K., Chitkavee P., Aeumporn S., Rassmidara H., Weena J., (2004). Preparation and evaluation of crude extract containing γ – oryzonol from rice bran oil.

8. Seetharamaiah, G.S., and J.V. Prabhakar, Oryzanol Content of Indian Rice Bran Oil and Its Extraction from Soapstock, J. Food Sci. Technol. 23:270–273 (1986).

9. Talwalkar, R.T., N.K. Grag, and C.R. Krishna Murti, Rice Bran a

Source Material for Pharmaceuticals, J. Food Sci. and Technol. 2:117-119

(1965).

10. Kahlon, T.S., R.M. Saunders, R.N. Sayre, F.I. Chow, M.M. Chiu, and A.A. Betschart, Cholesterol – Lowering Effects of Rice Bran and Rice Bran oil Fractions in Hypercholesterolemic, Cereal Chem. 69:485 – 489 (1992).

11. Kim. J. S., Godber, J. S., King, J. M., and Prinyawiwatkul, W. (2001) Inhibition of cholesterol autoxidation by the nonsaponnifiable fracion

in rice bran in an aqueous model system. JAOCS, Journal of the American

Oil Chemists’ Society.

12. Kaimal, T.N.B., Oryzanol from Rice Bran Oil, J. Oil Technol. Assoc. India (1999).

13. Lloyd, B.J., Siebenmorgen, T.J and Beers, K.W.2000. Effect of commercial processing on antioxidants in rice bran. Cereal Chemistry (2000).

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình trích ly gamma oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w