ORYZANOL TỪ CÁM GẠO TRONG NUỚC
Hiện nay chế phẩm gamma oryzanol được sử dụng cho sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm thực phẩm chứa gamma oryzanol đều phải nhập khẩu. Sự thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống đã khiến người dân phải đối mặt nhiều hơn với các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường… Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, giảm chất xơ cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên là nguyên nhân làm cho cơ thể của chúng ta dễ gặp phải các nguy cơ bệnh tật. Mặt khác, do nền kinh tế phát triển, người dân, đặc biệt là người dân thành phố Hà Nội có mức sống cao nên họ không chỉ quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp, thực phẩm tăng cường sức khoẻ, hoặc có tác dụng đối với chức năng nào đó với cơ thể. Chính vì vậy, với những sản phẩm được quảng cáo là “chữa bách bệnh”, “kéo dài tuổi thanh xuân”, như nước uống
giá thành rất cao mà tác dụng thật của sản phẩm chưa hẳn đúng với quảng cáo vì thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh như thuốc hoặc các loại dược phẩm [12].
Chế phẩm gamma oryzanol hiện sử dụng làm nguyên liệu cho sản suất mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm ở trong nước là phải nhập khẩu. Trong nước chưa có cơ sở nào sản xuất chế phẩm gamma oryzanol. Trong khi đó nguồn cám gạo nguyên liệu có thể sử dụng cho sản xuất chế phẩm gamma oryzanol dồi dào. Cám gạo trong nước chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Chưa khai thác được giá trị tiềm năng to lớn của nó. Chưa có điều tra đánh giá hàm lượng gamma oryzanol trong cám gạo nguyên liệu ở các loại khác nhau ở trong nước.
Tuy không nhiều bằng Trung quốc, Nhật bản, Mỹ nhưng chúng ta cũng đã có một số công nghệ trích ly hoạt chất sinh học từ nông sản để tạo ra các chế phẩm cho sản xuất thực phẩm, tạo ra được sản phẩm thương mại. Các sản phẩm này có hiệu quả ở một số chức năng như: chức năng giảm béo, chống mệt mỏi, sáng mắt, lợi tiểu, mát gan, giảm hàm lượng đường trong máu. Một số các loại nguyên liệu có tác dụng chống oxy hoá, có sẵn trong nước như: cây tật lê, mướp đắng, cà rốt, cây nhàu, tỏi, gấc… hoặc các loại nguyên liệu có tác dụng tăng cường sinh lực như gà ác, cầu gai, nhím biển, hải sâm… đã được khai thác để sản xuất thực phẩm chức năng, chế phẩm để sản xuất mỹ phẩm. Công nghệ trích ly các thành phần chức năng từ nguyên liệu để tạo ra các chế phẩm có hoạt chất sinh học cao như chế phẩm isoflavon, glycosid hoặc công nghệ sử dụng enzim để thuỷ phân protein thành các peptit chức năng, hoặc công nghệ sản xuất các đường chức năng như FOS, xyliton theo con đường vi sinh vật đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm [10, 12, 13].
Ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất gamma oryzanol từ cám gạo, cám gạo mới dừng lại cho chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất dầu cám
gạo… chưa khai thác được giá trị tiềm năng vốn có của nó. Năm 2008 Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Nguyễn Đức Tiến và cộng sự trong phòng thí nghiệm, trích ly cám gạo có được dịch chế phẩm oryzanol ở quy mô phòng thí nghiệm.