CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM FDI ĐÁNG CHÚ Ý

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGÀNH dược PHẨM tháng 04 năm 2014 THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG CAO TƯƠNG LAI của NGÀNH dược VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

C .6 TỔNG QUAN TÀI HÍNH Á DOANH NGHIỆP HƯA NIÊM YẾT ĐÁNG HÚ Ý

4 CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM FDI ĐÁNG CHÚ Ý

Diethelm Keller Siber Hegner (DKSH – Thụy Sỹ): Diethelm Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ về kho bãi, vận chuyển, tiếp thị về dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người. Giai đoạn từ 1991 – 1995, Diethelm quay trở lại Việt Nam sau 100 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào thời kỳ Pháp thuộc và tái lập hệ thống văn phòng chi nhánh tại Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Năm 1999, chính thức thành lập Công ty TNHH Diethelm Việt Nam và xây dựng trung tâm phân phối, hệ thống nhà kho, vận chuyển… tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, sau đó đổi tên thành DKSH Việt Nam vào năm 2011. Tính đến hết năm 2013, quy mô của DKSH Việt Nam như sau:

 Có đội ngũ hơn 2.266 trình dược viên, bao phủ 100% các tỉnh thành phố tại Việt Nam với 20 văn phòng đại diện.

 Hơn 230 nhà cung ứng quốc tế và nội địa, 147.000 giao dịch mỗi tháng.

 Cung cấp dịch vụ cho hơn 250 khách hàng lớn và phục vụ nhu cầu cho 138.000 khách hàng thường xuyên.

 Toàn bộ quy trình thực hiện qua hệ thống SAP trên nền tảng công nghệ thông tin đồng nhất và hiện đại.

01 trung tâm phân phối vùng rộng 25.000m2 tại Bình Dương và 01 trung tâm phân phối vùng rộng 12.000m2 tại Hà Nội bên cạnh 06 trung tâm chuyên về phân phối và logistic khác.

Zuellig Pharma (Singapore): Công ty mẹ của Zuellig Pharma VN (ZPV) là Zuellig Pharma Singapore (ZPS). Năm 1996, ZPS từng đề nghị một dự án liên doanh với Tổng công ty Dược Việt Nam trong lĩnh vực phân phối dược phẩm tuy nhiên không được thông qua do quy định pháp lý chưa cho phép. Sau đó, ZPV chính thức vào Việt Nam từ năm 2001 và là trường hợp công ty nước ngoài duy nhất ở Việt Nam đã từng được trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu nhờ sự cấp phép của ban quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất Hà Nội. Lần lượt 27 nhà sản xuất nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hàng đầu thế giới, đã chọn Zuellig là nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam nhờ tiềm lực tài chính lớn và có nhiều kinh nghiệm trong mảng phân phối. Doanh số bán thuốc của Zuellig liên tục tăng và đã chiếm 26% thị phần tân dược toàn quốc vào năm 2003. Tuy nhiên, sau các biến động mạnh của giá thuốc trong năm 2003, cơ quan quản lý đã quyết định thu hồi quyền phân phối trực tiếp dược phẩm của Zuelig từ ngày 6/9/2013 (Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tổng số 500 mặt hàng dược phẩm tăng giá đã được thống kê từ năm 2001 đến tháng 3/2003, có 157 mặt hàng của ZPV).

Trong giai đoạn 2009 – 2012, các cơ quan quản lý như Văn phòng chính phủ, Thanh tra chính phủ, Bộ Y tế liên tục có các đợt thanh tra về hoạt động của Zuellig. Cụ thể: Ngày 03/11/2009, văn phòng chính phủ có công văn số 1185/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ về việc thanh, kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu dược phẩm của Công ty ZPV. Ngày 24/11/2010,

www.fpts.com.vn

51

Đoàn thanh tra có báo cáo số 943/BC-TTraB.P3 báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế kết quả thanh tra hoạt động của Công ty ZPV trong lĩnh vực dược (từ năm 1999 đến nay). Tiếp theo, ngày 31/5/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn số 3878/VPCP-QHQT về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế xem xét, giải quyết về hoạt động đầu tư của Công ty ZPV.

Megalife Science (Mega We Care – Thái Lan): Có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, công ty TNHH Mega Lifesciences là công ty phân phối dược phẩm 100% vốn nước ngoài với các sản phẩm chính hãng được sản xuất tại Thái Lan, Úc và phân phối tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty này còn có mảng hoạt động phân phối các loại sản phẩm dược nước ngoài tại Việt Nam với doanh thu chiếm khoảng 5% thị phần trong nước. Hiện Mega We Care đang có 515 nhân viên (đa phần là trình dược viên) tại Việt Nam với trụ sở chính tại Tp.HCM và 01 chi nhánh tại Hà Nội. Mega Lifesciences còn quảng bá và phân phối nhiều loại dược phẩm của các hãng dược nước ngoài và các dược phẩm tự sản xuất tại Thái Lan thông qua các công ty phân phối dược thứ cấp trong nước. Sản phẩm của công ty này bao gồm các loại thuốc trị bệnh tiểu đường, kháng sinh, trị bệnh xương khớp, tiêu hóa và nhiều loại sản phẩm khác.

5 CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU ỦY THÁC ĐÁNG CHÚ Ý

Trên thực tế, dù bị ràng buộc bởi quy định không được trực tiếp phân phối thuốc tại thị trường nội địa, nhưng theo tìm hiểu của tôi, 3 doanh nghiệp phân phối nước ngoài nêu trên vẫn có thể trực tiếp phân phối các sản phẩm của họ ra khắp thị trường Việt Nam bằng cách hợp tác với một đơn vị trung gian và thường được gọi là “nhà nhập khẩu ủy thác”, các đơn vị này sẽ là pháp nhân xuất hóa đơn và hợp pháp hóa hoạt động phân phối. Hai nhà nhập khẩu ủy thác lớn nhất Việt Nam có thể kể đến là Vimedimex, Phytopharma. Với chiến lược kinh doanh như trên, doanh thu hàng năm của các đơn vị nhập khẩu ủy thác là rất lớn, tuy nhiên, họ chỉ được hưởng phí từ 1% - 3% giá trị của lô hàng nhận ủy thác, do đó lợi nhuận thu về là rất nhỏ so với quy mô doanh thu. Cụ thể:

CTCP Dược phẩm Vimedimex (VMD – HOSE): Thành lập năm 1984 với chức năng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối ngoại đầu tiên của Bộ Y Tế, cổ phần hóa năm 2006. Các chỉ tiêu tài chính đáng chú ý:

 Tổng tài sản: 5.098 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn: 4.941 tỷ đồng (97%). Tài sản dài hạn: 157 tỷ đồng (3%).

 Vốn chủ sở hữu: 176 tỷ đồng (3%). Nợ phải trả (97%)

Doanh thu thuần năm 2013 đạt 10.485 tỷ đồng (+17.3% so 2012).  Biên lợi nhuận gộp đạt 8,4% (giảm so với mức 8.9% năm 2012).

LNST 2013 đạt 21.5 tỷ đồng (+41% so 2012, tỷ suất lợi nhuận ròng đạt 0.2%).  EPS 2013 đạt 2.549 đ/cp, ROE 12.2%.

Tổng công ty dược nắm 18.72% vốn cổ phần, nhóm cổ đông nội bộ và người liên quan nắm 32.4% vốn cổ phần, không có cổ đông lớn nào khác là tổ chức trong và ngoài nước.

CTCP Dược liệu Trung ương II (Phytopharma – OTC): Thành lập năm 1977, cổ phần hóa năm 2002, có thêm mảng cung ứng dược liệu trên quy mô toàn quốc. Các chỉ tiêu tài chính đáng chú ý:  Tổng tài sản: 8.271 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn: 8.251 tỷ đồng (99,7%). Tài sản dài hạn: 20

tỷ đồng (0,3%)

 Vốn chủ sở hữu: 112 tỷ đồng (1,3%). Nợ phải trả: 8.152 tỷ đồng (98,7%)  Doanh thu thuần năm 2013 đạt 5.564 đồng (-16,1% so 2012).

 Biên lợi nhuận gộp đạt 1,9% (tăng so với mức 1,6% năm 2012).

www.fpts.com.vn

52

LNST 2013 đạt 20.9 tỷ đồng (so với mức lỗ 820 triệu đồng năm 2012, tỷ suất lợi nhuận ròng đạt 0.4%).

 EPS 2013 đạt 4.977 đ/cp, ROE 18.7%.

Cổ đông nhà nước (Tổng Công ty Dược Việt Nam) đang nắm giữ hơn 30% vốn cổ phần. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, Phytopharma liên tục xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về ban lãnh đạo.

(link tham khảo)

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGÀNH dược PHẨM tháng 04 năm 2014 THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG CAO TƯƠNG LAI của NGÀNH dược VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)