.3 SO SÁNH Á HỈ TIÊU TRÊN BẢNG ÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGÀNH dược PHẨM tháng 04 năm 2014 THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG CAO TƯƠNG LAI của NGÀNH dược VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Quy mô tổng tài sản và vòng quay tổng tài sản

Về quy mô tài sản, tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành dược đang niêm yết tính đến hết năm 2013 là hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó, VMD đang là doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất (5.100 tỷ đồng) do đặc thù là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác với lượng hàng tồn kho và khoản phải thu lớn.

Nhìn chung, cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất và thiết bị y tế khá tương đồng, tài sản ngắn hạn bình quân chiếm 68% cơ cấu tổng tài sản. Ngược lại, các doanh nghiệp thuộc nhóm phân phối có tỷ trọng tài sản dài hạn khá thấp, chỉ chiếm khoảng 17% tổng doanh thu (riêng VMD tỷ trọng tài sản dài hạn chỉ chiếm 3% tổng tài sản) do các doanh nghiệp này không phải đầu tư nhiều vào hệ thống nhà xưởng, máy móc sản xuất.

Về vòng quay tổng tài sản, PMC là doanh nghiệp có số vòng quay nhanh nhất (1.7) trong nhóm sản xuất. Đối với nhóm phân phối, dễ nhận thấy vòng quay của nhóm này khá lớn (>2) do đặc thù hoạt động kinh doanh. JVC với đặc thù cung ứng thiết bị y tế cho bệnh viện nên vòng quay khá thấp (0.36). SPM là doanh nghiệp có vòng quay tài sản thấp nhất trong nhóm sản xuất (0.39) do bị chiếm dụng một lượng vốn lớn từ các khoản phải thu đơn vị liên quan là công ty dược phẩm Đô Thành.

Cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

Nhìn chung, nhóm doanh nghiệp sản xuất duy trì cơ cấu nguồn vốn khá lành mạnh, vốn chủ sở hữu bình quân chiếm đến 66% cơ cấu nguồn vốn. Trong đó, IMP là doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao nhất (83% nguồn vốn), đồng thời là doanh nghiệp có đòn cân nợ thấp nhất (0.2)

Ngược lại, nhóm doanh nghiệp phân phối dược phẩm lại có tỷ trọng nợ phải trả tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn (bình quân khoảng 70%) và chủ yếu là nguồn vốn vay. Trong đó, VMD là doanh nghiệp có tỷ trọng Nợ/Vốn chủ sở hữu cao nhất (gấp 28 lần), nợ phải trả chiếm 97%. 3081 870 1020 1088 612 538 209 1630 1118 276 325 163 5098 109 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

DHG IMP DMC TRA DCL OPC PMC JVC SPM DBT DHT LDP VMD PPP

Quy mô và cơ cấu tài sản các doanh nghiệp niêm yết(tỷ đồng) (tỷ đồng)

www.fpts.com.vn

30

Các khoản phải thu và vòng quay khoản phải thu

VMD và DBT là hai doanh nghiệp có hàng tồn kho + khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản (lần lượt là 92% và 72%). Nếu loại trừ hai doanh nghiệp này, bình quân hai khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm 52% tổng tài sản của các doanh nghiệp dược phẩm.

Số vòng quay khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết khoảng 5.9 vòng. Trong đó, PMC và LDP đang là doanh nghiệp có vòng quay khoản phải thu cao nhất (lần lượt là 11.4 và 10.7) chứng tỏ khả năng thu hồi công nợ của hai doanh nghiệp này khá tốt, giảm tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Ở phía ngược lại, JVC và SPM đang là hai doanh nghiệp có số vòng quay khoản phải thu thấp nhất, lần lượt là 0.87 và 0.94. Nguyên nhân chủ yếu do: JVC hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, thời hạn thanh toán của các bệnh viện thường kéo dài trên 12 tháng và phụ thuộc nhiều vào mức chi ngân sách hàng năm. Đối với SPM, vòng quay khoản phải thu rất thấp chủ yếu do bị đơn vị liên quan là công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành chiếm dụng vốn.

3081 870 1020 1088 870 1020 1088 612 538 209 1630 1118 276 325 163 5098 109 0 5 10 15 20 25 30 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

DHG IMP DMC TRA DCL OPC PMC JVC SPM DBT DHT LDP VMD PPP

Cơ cấu Nguồn vốn và đòn cân nợ

(tỷ đồng - lần)

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Đòn cân nợ

- 2.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500

DHG IMP DMC TRA DCL OPC PMC JVC SPM DBT DHT LDP VMD PPP

Khoản phải thu/Hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu/hàng tồn kho

(tỷ đồng - vòng)

www.fpts.com.vn

31

Số vòng quay hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp nêu trên khoảng 3.9 vòng. Nhóm doanh nghiệp sản xuất nhìn chung có số ngày luân chuyển hàng tồn kho thấp hơn so với nhóm doanh nghiệp phân phối. Đáng chú ý, số vòng quay hàng tồn kho của SPM đạt đến 8.9 vòng/năm (~41 ngày) do mối quan hệ đặc thù với Đô Thành là đơn vị liên quan và là nhà phân phối độc quyền cho SPM. Do đó, lượng hàng tồn kho của SPM phần lớn được chuyển sang cho Đô Thành và được tái ghi nhận vào khoản mục khoản phải thu ngắn hạn.

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGÀNH dược PHẨM tháng 04 năm 2014 THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG CAO TƯƠNG LAI của NGÀNH dược VIỆT NAM (Trang 29 - 31)