Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh

3.1. Tổng quan về hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chính thức đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn sáu thập kỷ qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Ngày 1/6/1951 chi nhánh Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên đƣợc thành lập - đây là một trong những chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh đầu tiên ra đời phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc và nhiệm vụ phát triển kinh tế sau ngày đất nƣớc giải phóng, trƣớc yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có những nỗ lực và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Kể từ khi thành lập, hệ thống ngân hàng đƣợc quản lý dƣới hình thức tập trung: Vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, vừa thực hiện chức năng cấp tín dụng. Đến năm 1988, hệ thống ngân hàng chính thức đƣợc tách thành 2 cấp: NHTƢ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; các NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, các chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng luôn luôn đƣợc đổi mới, hoàn thiện,

Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều thành tích kể từ khi thành lập. Giai đoạn 1991-2000 nguồn vốn huy động tăng trƣởng bình quân đạt 35,84%/năm, dƣ nợ tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng trƣởng bình quân đạt 44,86%/năm; giai đoạn 2001-2010 các chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng luôn đạt mức cao, ổn định, nguồn vốn huy động tăng trƣởng bình quân đạt 25,69%/năm, dƣ nợ tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng trƣởng bình quân đạt 35,11%/năm. Tính chung thời kỳ 20 năm 1991-2010 tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động bình quân tại địa phƣơng đạt 39,99%/năm; giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trƣởng tín dụng trên địa bàn có xu hƣớng chậm lại (năm 2011 là 27,12%, năm 2012 là 16,28%, năm 2013 là 12,45%) nhƣng hiệu quả dòng vốn tín dụng đã đƣợc nâng cao, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý. Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát theo chuẩn mực, tỷ lệ nợ xấu duy trì thƣờng xuyên ở mức dƣới 2%/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn quốc. Cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tín dụng đƣợc tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tín dụng đối với các lĩnh vực ƣu tiên. Tính đến 31/12/2014, nguồn huy động đạt 25.416 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng đạt 32.981 tỷ đồng. Những năm gần đây do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nƣớc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, thực hiện các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, NHNN Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kịp thời các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhƣ: Chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất (trong 2 năm 2009 và 2010 đã thực hiện hỗ trợ lãi suất với tổng số lãi đƣợc hỗ trợ lãi suất là 168 tỷ đồng); cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả

các khoản vay cũ) về mức hợp lý; song song với các chính sách, hệ thống ngân hàng đang xem xét tạo điều kiện thuân lợi nhất để các doanh nghiệp đang có quan hệ vay vốn với ngân hàng (3.164/3.756 doanh nghiệp, với dƣ nợ là 13.856 tỷ đồng) vƣợt qua khó khăn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 19 chi nhánh NHTM, 01 ngân hàng Chính sách xã hội, 01 Ngân hàng phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên, 02 Quỹ tín dụng nhân dân, 01 Tổ chức tài chính vi mô, 10 chi nhánh loại III trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70 phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng với 114 máy ATM và 183 máy POS đƣợc kết nối liên thông với nhau (Báo cáo tổng kết của NHNN tỉnh Thái Nguyên, 2014).

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng tỉnh Thái Nguyên luôn tự đổi mới, vƣơn lên, tích cực, chủ động tiếp cận các dự án trọng điểm của tỉnh, mở rộng cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, chấp hành tốt các quy định về quản lý ngoại hối, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với chỉ đạo của NHNN (NHNN), đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, chất lƣợng cán bộ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đảm bảo hoạt động ngân hàng “an toàn - hiệu quả - phát triển và hội nhập”. Năm 2014, hệ thống ngân hàng trên địa bàn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, NHNN Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, xử lý nợ xấu; thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; tập trung nguồn vốn ƣu tiên cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên, cho vay xây dựng nông thôn mới tại các xã đạt nông thôn mới giai đoạn 2014 - 2015…

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trƣởng thành, vƣợt qua bao khó khăn thử thách các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động ngân hàng tỉnh Thái Nguyên không ngừng phấn đấu, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và nhiều cán bộ đã vinh dự nhận đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)