5. Bố cục luận văn
3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn
nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chinh trị đƣợc giao, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho mọi thành phần, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và xây dựng hệ thống ngân hàng ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Một số kết quả kinh doanh chủ yếu tính đến thời điểm 31/12/2014 của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau (Báo cáo tổng kết của NHNN tỉnh Thái Nguyên, 2014):
+ Huy động vốn đạt: 25.416 tỷ đồng. + Dƣ nợ cho vay đạt: 32.981 tỷ đồng.
+ Nợ xấu: 330 tỷ đồng đối với toàn hệ thống Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, trong đó các NHTM là 221 tỷ đồng.
+ Kết quả kinh doanh: 952 tỷ đồng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
+ Thu dịch vụ: 175 tỷ đồng.
3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014
3.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài, năm 2010 kinh tế -xã hội nƣớc ta cũng đang trên đà phục hồi và phát triển theo hƣớng tích cực với mức tăng trƣởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Hoạt động của ngành ngân hàng đang phải chịu nhiều sức ép lớn khi nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp đan xen. Trong điều kiện huy động vốn khó khăn nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay nên mức lãi suất trên không đủ thu hút
đƣợc tiền gửi. Trƣớc những khó khăn áp lực trong công tác huy động vốn, các chi nhánh đã nỗ lực quyết tâm áp dụng mọi biện pháp để giữ vững và khơi tăng nguồn vốn bằng các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
+ Tập trung nỗ lực đẩy mạnh huy động vốn, ƣu tiên nguồn nhân lực, vật lực cho công tác huy động vốn.
+ Hoàn chỉnh nâng cấp hệ thống mạng lƣới các quỹ tiết kiệm, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, nâng cao phong cách giao dịch, chất lƣợng phục vụ để thu hút khách hàng.
+ Bám sát diễn biến thị trƣờng lãi suất, phối hợp tốt với các ngân hàng lớn trên địa bàn để thống nhất lãi suất huy động, tìm hiểu các cơ chế chăm sóc khách hàng của ngân hàng bạn, linh hoạt áp dụng chính sách khuyến mại, chính sách khách hàng đảm bảo cạnh tranh, hạn chế tối đa dòng tiền ra khỏi hệ thống.
+ Phân giao kế hoạch huy động vốn đến từng phòng, từng bộ phận, có cơ chế khen thƣởng kịp thời. Thực hiện các cuộc vận động cán bộ và ngƣời thân của cán bộ tham gia gửi tiền góp phần nâng cao nguồn vốn cho chi nhánh.
Kết quả huy động vốn trong giai đoạn 2010-2014 nhƣ sau:
Nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên tăng trƣởng và khá ổn định, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 24,81%. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 đạt 25.416 tỷ đồng, tăng 28,14% so với 31/12/2013 cao hơn so với tăng trƣởng toàn ngành (huy động toàn ngành đạt khoảng 17%). Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 19.834 tỷ đồng tăng 3.473 tỷ đồng (21,23%) so với 2012. Năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 16.361 tỷ đồng, tăng 2.611 tỷ đồng (18,99%) so với năm 2011. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 13.750 tỷ đồng, tăng 3.245tỷ đồng (30,89%) so với năm 2010.
Cơ cấu nguồn vốn
Về cơ bản, cơ cấu nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM Nhà nƣớc (NHTMNN) chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại có xu
nhánh NHTMNN đạt 8.582 tỷ đồng chiếm 81,69%. Năm 2011, nhóm chi nhánh NHTMNN đạt 11.192 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 81,40% nguồn vốn huy động giảm 0,25% so với năm 2010. Năm 2012, nhóm chi nhánh NHTMNN đạt 12.574 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 76,85% nguồn vốn huy động toàn địa bàn, giảm 4,55% so với năm 2013. Năm 2013 giảm xuống còn 76,42%, đến năm 2014 nhóm chi nhánh NHTMNN chỉ chiếm 76,13%. Cơ cấu vốn của chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2014 đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn huy động 10.505 13.750 16.361 19.834 25.416 - NHTM nhà nƣớc 8.582 11.192 12.574 15.157 19.349 - NHTM cổ phần 1.921,4 2.552,5 3.780,6 4662,1 6056,8 - Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 2 5,5 6,4 7,9 10,2
Theo ngoại tệ
Việt Nam đồng 9712 12.655 15.636 19.095 24.273
Ngoại tệ quy đổi 793 1095 725 739 633
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Phân theo loại tiền: Để giảm áp lực tăng tỷ giá, hạn chế doanh nghiệp găm dữ ngoại tệ, năm 2010 NHNN quy định trần lãi suất huy động tiền USD đối với tổ chức kinh tế là không quá 1% với tất cả các kỳ hạn đã làm cơ cấu loại tiền thay đổi theo hƣớng giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ. Tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ năm 2010 là 7,55%, năm 2011 là 7,96%, năm 2012 là 4,43%, năm 2013 là 3,72%. Đến ngày 31/12/2014 nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 633 tỷ đồng, chiếm 2,49% tổng nguồn vốn, giảm 14,34% so
với 31/12/2013, nguồn vốn ngoại tệ giảm do trong năm lãi suất huy động vốn ngoại tệ liên tục giảm và hiện tại ở mức rất thấp cùng với chính sách ổn định tỷ giá của NHNN các năm qua khiến hầu hết khách hàng có xu hƣớng chuyển sang gửi VND.
Tiền gửi bằng VND chiếm tỷ trọng lớn. Huy động VND bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm 94,76%/tổng huy động vốn, huy động USD và các ngoại tệ khác chiếm 5,24%/tổng huy động vốn. Đến 31/12/2014 nguồn vốn huy động VND đạt 24273 tỷ đồng chiếm 95,83% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 là 96,6%, năm 2012 là 95,01%, năm 2013 là 95,53%.
3.2.1.2.Hoạt động sử dụng vốn
Tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian qua. Chính vì vậy, các chi nhánh NHTM luôn xác định tăng trƣởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và có tính bền vững. Để đảm bảo mục tiêu trên, trong suốt thời gian qua các chi nhánh NHTM luôn bám sát các chủ trƣơng, định hƣớng trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM có bƣớc phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế đƣợc mở rộng nhƣng chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc kiểm soát chặt chẽ.
Quy mô hoạt động tín dụng
Quy mô hoạt động tín dụng của các chi nhánh ngày càng tăng, bình quân trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 18,68%, thể hiện tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của các chi nhánh khá cao và ổn định. Đây có thể coi là một thành công của các chi nhánh trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến khá phức
của các ngân hàng khác trên địa bàn. Kết quả tích cực là do chi nhánh đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhƣ đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tốt, tận dụng tối đa các gói tín dụng ƣu đãi nhằm gia tăng số dƣ bình quân; đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ƣu tiên, điều hành giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng theo chủ trƣơng của NHNN.
Bảng 3.2. Dƣ nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dƣ nợ tín dụng 13.802,6 17.626 20.503 23.056 27.259 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 9.539 12.198 13.852 15678,1 18367,1 - Trung, dài hạn 4263,6 5.428 6.651 7377,2 8891,89
Theo loại tiền
Nội tệ 12.974,444 17.026 19.480 22.026 26.055
Ngoại tệ 828,156 600 1.023 1.042 1.204
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Với mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn, các chi nhánh luôn thực hiện tăng trƣởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng, tập trung nguồn lực cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... Nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn 2010 - 2014 luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dƣ nợ: năm 2010 đạt 69,11%, năm 2011 là 69,20%, năm 2012 là 67,56% và đến 2014 là 67,38%.
cũng tăng cao. Tuy nhiên, thông thƣờng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của các TCTD đều không đủ để đầu tƣ cho vay trung dài hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng phải thực hiện giới hạn dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Theo quy định 457/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam thì tỷ lệ này cho phép là 40% đối với các TCTD phi ngân hàng.
Nhƣ vậy trong các năm vừa qua dƣ nợ tín dụng của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đúng các quy định của NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán giữa nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở mức không quá 40%.
Cơ cấu tín dụng theo loại tiền
Dƣ nợ VND chiếm tỷ trọng lớn, bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm trên 95%. Đến 31/12/2014 dƣ nợ VND đạt 26055 tỷ đồng chiếm 95,58% tổng dƣ nợ, tăng 18,29% so với năm 2013.
Đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ - CP ngày 12/4/201 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các ngân hàng trên địa bàn đã triển khai đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên phạm vi toàn tỉnh; việc đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn đã thu hút sự tham gia của các NHTM trên địa bàn tỉnh, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3. Dƣ nợ tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dƣ nợ cho vay 3.527,7 4.566 4.353 5.623 5.722 - Nợ ngắn hạn 1.993,9 1.826 1.719 2.173 2.056 - Nợ trung, dài hạn 1.533,8 2.740 2.634 3.450 3.666
Dƣ nợ tín dụng từ nhóm 3 -5 11,5 56 41 315 221 Doanh số cho vay 2.709,3 1.843 4.293 5.019 5.122 Doanh số thu nợ 2.017,5 1.998 4.445 3.784 4.020 Số khách hàng còn dƣ nợ 97.478 106.717 116.923 125.663 121.259 Dƣ nợ cho vay không có tài
sản đảm bảo
1.242,8 1.676 2.101 2.249 2.403
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Tổng dƣ nợ cho vay có xu hƣớng tăng qua các năm (trừ năm 2012), tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 13,93%, trong đó tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay cao nhất đạt 29,43% năm 2011, thấp nhất - 4,67% năm 2012. Trong năm 2012, thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, các NHTM đã 5 lần thực hiện hạ trần lãi suất huy động với tổng mức giảm trong năm khoảng 5 - 6%/năm để giúp các doanh nghiệp, ngƣời vay vốn vƣợt qua khó khăn, duy trì sự ổn định và từng bƣớc phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, doanh số cho vay năm 2012 tăng 2450 tỷ đồng tăng 132,94% so với năm 2011.
Chất lượng tín dụng
Giai đoạn 2010 - 2014 do khó khăn chung của nền kinh tế và của địa bàn tỉnh các chi nhánh NHTM của tỉnh, các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ xấu phát sinh do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng quan tâm đến chất lƣợng tín dụng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 1,04%, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái nguyên thƣờng xuyên đƣợc kiểm soát ở các thời điểm trong năm, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu cụ thể hàng năm đề ra là nhỏ hơn 3%. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 1,06%, năm 2011 là 0,97% giảm 0,09% so với năm 2010, năm 2014 là
0,81%. Đạt đƣợc kết quả trên là do các chi nhánh đã chủ động tích cực kiểm soát chất lƣợng tín dụng thông qua các biện pháp đồng bộ nhƣ tự thành lập các tổ kiểm tra để rà soát chất lƣợng tín dụng, bảo lãnh của chi nhánh; lập kế hoạch thu xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo chi tiết đến từng cán bộ, từng khách hàng gắn với phƣơng án, lộ trình xử lý cụ thể trên cơ sở đánh giá khả năng thực tế của từng khách hàng. Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết đánh giá về tình hình xử lý nợ và triển khai các phƣơng án xử lý phù hợp với diễn biến thực tế của khách hàng. Rà soát công tác phân loại nợ, trích lập DPRR theo phân loại nợ. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo TT 02….., chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát tốt so với mục tiêu: Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 0,81% giảm so với năm 2013 (1,37%) là do nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tín dụng năm 2014 của các chi nhánh là tập trung quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, tận thu lãi treo.
3.2.1.3. Hoạt động dịch vụ
Trong giai đoạn 2010 - 2014 đƣợc đánh giá là giai đoạn dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh, các chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đến khách hàng, bên cạnh việc phát triển các dịch vụ truyền thống, có thế mạnh, các chi nhánh đã tập trung phát triển các dịch vụ đặc thù, dịch vụ bán lẻ, tận dụng tốt các mối quan hệ với khách hàng tổ chức để triển khai bán chéo sản phẩm; hoạt động dịch vụ năm 2014 có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc, cụ thể:
Bảng 3.4. Tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập của các NHTM
Đơn vị tính: %
Tên ngân hàng Năm 2013 Năm 2014
NH Công Thƣơng Thái Nguyên 1,66 2,20
NH Công Thƣơng Lƣu xá 1,72 2,00
NH Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn TN 8,3 6,36
NH Quốc Tế Thái Nguyên 0,02 3,00
NH Quân Đội Thái Nguyên 9,50 10,87
NH Á Châu Thái Nguyên 13,90 15,20
NH Hàng Hải Thái Nguyên 5,80 4,00
NH Đông Á Thái Nguyên 14,76 15,00
NH An Bình Thái Nguyên 3,01 5,50
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập có xu hƣớng tăng qua các năm. Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ ngân hàng. Trong đó, thu dịch vụ của ngân hàng ACB chiếm tới 15,2% tổng thu nhập năm 2013 tăng 1,3% so với năm 2013. Đạt đƣợc kết quả đó là do ngay từ đầu năm ban lãnh đạo của ACB luôn quan tâm, giám sát chỉ đạo công tác phát triển dịch vụ của ngân hàng mình.
Tính đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 175 tỷ đồng, tăng 34,805 tỷ đồng so với 31/12/2013. Trong đó, tổng thu dịch vụ của các NHTMNN là 143.52 tỷ đồng chiếm 82,01% tổng thu dịch vụ toàn hệ thống. NHTM cổ phần (NHTMCP) đạt 31,21 tỷ đồng chiếm 17,83%.
3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp cận theo mô hình phân tích bao tới hạn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 19 chi nhánh NHTM. Tuy nhiên, do nhiều chi nhánh ngân hàng mới đƣợc thành lập trong thời gian
thập thông tin, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 5 chi nhánh NHTM lớn (chiếm 80% tổng thị phần), đã hoạt động với khoảng thời gian tƣơng đối dài trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiệu quả hoạt động trong giai