Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 30 - 34)

2.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2008)[18]: Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Chỉ riêng cải cải bắp và cà chua sản lượng tương ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng 24,4 tấn/ha. Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110kg/người/năm. Tuy nhiên, trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước không giống nhau. Theo K.U Ah med và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính sản lượng theo đầu người ở các nước phát triển sản lượng cao hơn hẳn các nước đang phát triển, các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là 2/1, trong khi ở các nước đang phát triển là 1/2. Châu Á có sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm), mức tiêu dùng rau của các nước Châu Á là 84 kg/người/năm.

Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm, xu hướng tiêu thụ rau gần đây chủ yếu là các loại rau tự nhiên và có lợi cho sức khỏe là những loại rau giàu vitamin.

2.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam * Tình hình về sản xuất

Sản xuất rau ở Việt Nam đã được phát triển từ lâu đời ở khắp các địa phương trong cả nước. Những năm gần đây sản xuất rau của cả nước có xu hướng gia tăng về cả diện tích, năng suất và sản lượng, mức độ tăng bình quân về diện tích là 4,6% về năng suất là 0,7%, về sản lượng là 5,1%.

Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu người thu ở đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, đạt 141,49 kg/người/năm, tuy nhiên, phân bố không đều có những

tỉnh như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ (800-1.100) kg/người trên năm. Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu, tỉnh Hưng Yên là tỉnh có bình quân cao hơn bình quân cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và 1 phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân rau trên đầu người thấp chỉ khoảng (40-55)kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và 1 phần cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội [19].

Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…

- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường. Tập đoàn giống rau của nước ta cũng rất phong phú, hiện có khoảng 70 loại được trồng trên khắp đất nước. Các loại rau chính ở nước ta là cải bắp, xu hào, cà chua, dưa chuột, đậu, ớt, khoai tây… Phần lớn các loại rau này được sử dụng dưới dạng tươi, thu hoạch theo mùa vụ, khả năng vận chuyển, bảo quản khó khăn.

* Tình hình về mức tiêu thụ sản phẩm

Trong báo cáo về thực trạng an toàn rau, củ, quả trên thị trường Việt Nam năm 2016, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng đã chỉ ra: 93% hộ tiêu thụ quả, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Mức tiêu thụ rau quả bình quân của Việt Nam là 71kg/người/năm. Rau chiếm 3/4 (54 kg), trong khi quả chỉ chiếm phần còn lại (17 kg). Giá trị tiêu thụ rau quả hàng năm (bao gồm cả tiêu thụ rau quả nhà tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ, mặc dù quả chỉ chiếm 1/4 khối lượng rau quả tiêu thụ, nhưng thường có giá cao hơn, nên chiếm gần 40% tổng giá trị, tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng giá trị chi phí tiêu dùng [19].

Hiện nay mức tiêu dùng về rau ở nước Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 75% so với nhu cầu dinh dưỡng và chiếm 62% so với bình quân chung của các nước châu Á. Theo thống kê, nhu cầu ăn rau trung bình của mỗi người dân Việt Nam là 100kg/năm. Cả nước mỗi năm tiêu thụ khoảng 8 triệu tấn rau, thị trường tiêu thụ rau vẫn tập trung chủ yếu trong những hoạt động kinh tế mạnh ở những thành phố lớn và khu công nghiệp trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ lớn nhất, 600.000 tấn/năm. Do cung không đáp ứng đủ cầu nên người sản xuất bắt đầu sử dụng quá liều những chất kích thích tăng trưởng và các loại thuốc hoá học độc hại bởi vậy hiện tượng ngộ độc do thuốc trừ sâu năm sau cao hơn năm trước. Trước tình hình như vậy, nhiều người đã hạn chế ăn rau và chuyển sang các loại củ quả an toàn hơn.

* Tình hình xuất nhập khẩu ngành rau nước ta

Theo số liệu của Trung tâm Tin học và Thống kê, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 4 năm 2017 ước đạt 313 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hàng rau quả 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017, chiếm 82,9% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

2.2.1.3. Tình hình sản xuất rau an toàn trái vụ ở Việt Nam

Trong 10 năm trở lại đây, các cơ quan nghiên cứu trong nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nông nghiệp đã tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm nhiều kỹ thuật sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, kết hợp trồng rau trái vụ tăng hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trong đó, có khá nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thủy canh với 2 hệ thống thủy canh là: hệ thống thủy canh tĩnh và hệ thống thủy canh động. Giới thiệu một số mô hình sản xuất thử nghiệm, như sau [13]:

* Tại Hà Nội: Thành phố Hà Nội đã hình thành các mô hình ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn tại Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, (Thanh Trì), Vân Nội (Đông Anh)...; đã xuất hiện nhiều trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau và hoa. Năm 2002, toàn thành phố có 54 quầy bán rau an toàn, thực phẩm sạch. Hiện nay, thành phố đang xây dựng các dự án nông nghiệp

công nghệ cao. Mô hình rau, hoá chất lượng cao ở huyện Từ Liêm 16 ha; mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng (Đông Anh) 30 ha, ở Kim Sơn (Gia Lâm) 15 ha.

Các giống cà chua trồng trong nhà kính công nghệ cao ISAREL đều là các giống cà chua chịu nhiệt, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng tốt. Năng suất đạt cao nhất là giống quả to (226,5 tấn/ha), tiếp đến giống quả nhỡ và thấp nhất là giống quả bi (82,5 tấn/ha). Các giống dưa chuột được trồng trong nhà kính ISAREL đều là giống chọn tạo thích hợp trồng trong nhà, là giống có tỉ lệ đậu quả cao, có khả năng cho năng suất cao. Vụ xuân hè đạt năng suất 78-116 tấn/ha, vụ thu đông đạt 74 tạ/ha. Chất lượng dưa chuột đều đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Năng suất của các giống ớt ngọt trài vụ không cao (chỉ đạt từ 50 đến 120 tấn/ha). Sản phẩm ớt ngọt đạt tiêu chuẩn rau an toàn [15].

* Tại thành phố Hồ Chí Minh: Một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ

cao cũng đã được phê duyệt với quy mô 100 ha. Tại đây, sẽ có khu sản xuất rau bằng phương pháp thủy canh, trồng trên giá thể không đất, nuôi trồng các loại lan, sản xuất nấm [13].

* Tại Lâm Đồng: Từ đầu năm 2004 đã khởi động các chương trình trọng

điểm trong đó có chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Trong kế hoạch phát triển từ 2004 đến 2010, tỉnh Lâm Đồng dự kiến xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 15.000 ha. Các hoạt động chính ở các khu này là sản xuất rau, hoa, dâu tây và chè. Tổng số vốn đầu tư là 2.700 tỷđồng, trong đó vốn hỗ trợ của nhà nước là 38 tỷ đồng.

Trong 10.000 ha đất nông nghiệp của thành phố Đà Lạt, có 500 ha sản xuất rau, 200 ha hoa, 30 ha chè, 2000 ha cà phê, 1000 ha cây ăn quả. Trong đó, mô hình sản xuất rau an toàn 600 ha, canh tác được sản xuất theo hai dạng:

- Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ.

- Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới, sử dụng có giới hạn nông dược vô cơ. Mô hình này đã được triển khai tổng số khoảng 20 ha ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Bằng 7 ha, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trang Food 3 ha, các hộ nông dân trên 10 ha [13].

* Tại Hải Phòng: Dự án được triển khai thực hiện tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão với tổng đầu tư 22,5 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì là Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hải Phòng. Khu nông - lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng đã xây dựng các phân khu chức năng như: khu bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và vườn ươm cây giống; khu sản xuất giá thể; khu nhà lưới sản xuất cây cảnh. Hiện nay, các khu nhà lưới, nhà kính sản xuất rau và hóa đã hoạt động và cho sản phẩm được 2-3 vụ. Năng suất cà chua, dưa chuột đạt 200 - 350 tấn/ha/năm, hoa hồng cũng đạt 200-

300 bông/m2[13].

* Tại VĩnhPhúc: đã triển khai dự án rau an toàn với 130 ha ở 16 xã thuộc

huyện Mê Linh, với 9000 hộ nông dân; sản lượng 2,5 vạn tấn/năm, với công thức 5

cấm trong rau sạch, 3 chỉ tiêu an toàn (dư lượng NO3, thuốc sâu, vi sinh vật gây

bệnh) [13].

* Tại Nghệ An: đã xây dựng mô hình sản xuất rau trong nhà lưới rộng 0,75

ha ở Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tổng thu 150 triệu/ha/năm với lợi nhuận 75 triệu đồng [13].

* Tại Quảng Trị [6]: Diện tích rau trồng rau vụ trái chỉ chiếm diện tích 500

ha, trong đó tập trung ở các vùng đất tốt, chủ động tưới tiêu, gần nơi tiêu thụ như vùng chuyên canh rau Đông Giang, Đông Thanh, Gio Phong, Nại Cửu, Đạo Đầu,... Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Quảng Trị đã tiến hành thử nghiệm mô hình trồng rau trái vụ trong nhà lưới ở Triệu

Giang, với 4 hộ tham gia, diện tích 200m2/hộ, đất trồng rau thuộc loại đất cát ven

biển và đất phù sa, tiến hành trồng rau an toàn và trái vụ trong nhà lưới, chủng loại rau trồng là rau ăn lá (xà lách, mồng tơi, rau má, rau dền) và rau mầm. Kết mô hình thử nghiệm, trong 5 tháng mùa khô cho thấy: Tổng lãi ròng thu được sau 5 tháng

trồng rau trên diện tích 200 m2là hơn 4,7 triệu/hộ, sau khi trừ chi phí làm nhà lưới,

các hộ còn lãi từ 1,8 -2,0 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 30 - 34)