Đặc điểm tự nhiên của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 47 - 49)

4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km².

Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương; Phía Đông giáp thành phố Sông Công;

Phía Tây giáp huyện Đại Từ; Phía Nam giáp huyện Phú Bình.

Hình 4.1: Bản đồ hành chính Thành Phố Thái Nguyên

4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng

nóng nhất (tháng 6: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng

số giờ nắng trong năm dao động từ 1300-1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng theo hướng Bắc-Nam, nên có thể thấy sự khác biệt theo lãnh thổ mức độ lạnh khác nhau. Vùng lạnh nhiều ở phía Bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa ở các huyện Định Hoá, Phú Lương, nam Võ Nhai; vùng ấm ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500-2500 mm, cao nhất là vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Theo không gian, lượng mưa tập trung nhiều ở huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, trong khi đó vùng phía tây các huyện Võ Nhai, Phú Lương mưa tập trung ít hơn. Tỉnh Thái Nguyên có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm tương đối đều cao trên 80%.

- Về thời tiết đặc biệt

Thái Nguyên là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mỗi lần gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột và hay có giông đi kèm nhất là vào thời kì đầu (tháng 9-10) và cuối (tháng 4-5). Tuy nhiên do có hệ thống núi cánh cung Bắc Sơn và Ngân Sơn che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc. Thời tiết nồm, độ ẩm lên tới trên 90%; ở Thái Nguyên mỗi năm có tới 25-30 ngày nồm, riêng tháng 3 có tới 12 ngày. Tháng 12 và tháng 1 hàng năm có thể xuất hiện thời tiết sương muối ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Thái Nguyên ở xa biển nên hàng năm ảnh hưởng của bão cũng giảm hơn (ở ven biển tốc độ của gió bão có thể đạt tới 40-50 m/s, tới Thái Nguyên chỉ còn khoảng 20 m/s.)

- Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông-lâm nghiệp. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn nên thường sảy ra lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở số khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 47 - 49)