Thị trường tiêu thụ RTC khi trồng rau của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 58 - 62)

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Tuy nhiên đối với riêng RTC tại thị trường Thái Nguyên thì do còn rất mới mẻ (RTC mới được cung cấp tại thị trường Thái Nguyên từ khi Vinmart mở cửa - sản phẩm rau của họ phần lớn là RTC), cho nên phần lớn các hộ, DN, HTX hiện đang sản xuất chỉ đủ để phục vụ tại gia và 1 phần rất nhỏ bán ra thị trường. Mặc dù 1 số hộ lúc đầu sản xuất theo nhu cầu của họ về rau sạch xong khi sản xuất thì họ thấy năng suất cao, chất lượng tốt nên khách hàng tự tìm đến họ, lúc đầu chỉ là cho, tặng, biếu sau đó khách hàng đặt hàng tiêu thụ với số lượng không nhiều mỗi tuần. Tuy nhiên các hộ trong tỉnh đã kết nối với nhau thông qua giới thiệu của các chuyên gia chuyển giao công nghệ trường Đại học Nông lâm để cùng nhau cung ứng RTC theo nhu cầu của khách hàng lẻ, và 1 số siêu thị sản phẩm sạch.

Theo Cô Nguyễn Thị Thu - chủ đại lý Bánh kẹo - đường Hùng Vương - Tp

Thái Nguyên cho biết: “Lúc đầu chỉ là chồng tôi muốn làm 2 giàn để vừa làm thú

vui cho tuổi nghỉ hưu. Mỗi sáng sớm lên tầng ngắm rau, ngắm quả, xong 1 thời gian sản xuất thì thấy rất tiện, cần ăn rau sạch bất cứ lúc nào là có ngay, cần rau gì cũng có, đặc biệt là các loại rau trái vụ, năng suất thì vượt trội so với ngày trước chúng tôi trồng bằng đất thông qua thùng xốp. Hơn nữa, ai đến chơi cũng khen khuôn viên vườn rau tại tầng 3 ngày nào như 1 khu bỏ đi mà nay tràn đầy màu xanh nhìn thật bắt mắt. Thế nên tôi lại mở rộng thêm 2 giàn rau và 2 giàn quả cho khu vườn nhà mình. Cho đến nay nhà tôi gồm 4 người ăn thừa thãi và hàng tuần tôi đã

có khách hàng hẹn lịch mua rau mỗi tuần, họ trả giá cao hơn gấp nhiều lần so với rau mua bên ngoài. Tôi rất vui vì vừa có rau sạch để ăn lại vừa có thêm 1 chút thu nhập cho gia đình”.

Anh Hải - chủ cửa hàng bán đồ điện tử - TP Thái Nguyên- chia sẻ: “Gia đình

tôi có ý tưởng trồng RTC từ năm 2016 nhưng đến năm 2018 mới thực hiện được. Sau khi tôi quyết định nghỉ việc ở cơ quan Nhà nước và mở cửa hàng tại nhà, tôi đã đi học hỏi, tham quan 1 số mô hình ở Hà Nội và quanh TP Thái Nguyên, tôi thực sự thấy mô hình này rất phù hợp vì nhà tôi chỉ có 1 ít diện tích đất, bố mẹ tôi thích trồng hoa và cây cảnh nên không còn diện tích để trồng rau. Trong khi đó bố mẹ tôi thì đang bệnh tuổi già nên tôi đã quyết định áp dụng mô hình trồng RTC trên tầng thượng (tầng 4). Từ ngày làm hệ thống này nhà tôi gần như không phải mua rau bên ngoài, thi thoảng vợ tôi còn cho hoặc bán cho hàng xóm nữa. Ưu điểm vượt trội của phương pháp trồng RTC so với trồng rau thổ canh truyền đó là trồng được rất nhiều các giống rau, cả rau trái vụ, rau gia vị,... không có kim loại nặng, kiểm soát được nồng độ dinh dưỡng và rất ít tốn công chăm sóc cũng như tạo nên một không gian thật xanh sạch”.

Cụ thể số liệu điều tra các hộ trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ RTC tại Thái Nguyên năm 2018

(Đơn vị tính: Hộ) Hộ sản xuất RTC Kênh tiêu thụ Các hộ sản xuất RTC Tổng Hộ gia đình (n=19) Trang trại (n=1)

Người tiêu dùng (người thân quen) 19 1 20

Chợ - - -

Nhà hàng 16 1 17

Quán ăn sáng 16 1 17

Cửa hàng rau, quả sạch (Fuji Frut) 15 1 16

Qua bảng 4.6 thì thấy rằng thị trường RTC tiêu thụ chủ yếu là không qua kênh trung gian, và đến thẳng tay người tiêu dùng. Những năm vừa qua giá rau có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là vụ đông, giá rau dao động trong khoảng 30.000đ/kg-35.000đ/kg, đây là dấu hiệu đáng mừng cho các hộ. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ gia đình thì mục đích trồng RTC là phục vụ nhu cầu gia đình, số lượng bán là rất ít, chủ yếu là doanh nghiệp, trang trại và HTX đang thử nghiệm.

Trong quá trình điều tra hộ về tình hình sản xuất RTC tôi đã xin ý kiến của các hộ và khách hàng đang tiêu thụ RTC về đánh giá chất lượng RTC và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Ý kiến về chất lượng RTC của các hộ điều tra Mức độ hài lòng Loại ý kiến Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Trung lập/ Không ý kiến Hài lòng Hoàn toàn hài lòng

An tâm về độ an toàn của rau - - - - 20

Thời gian chăm sóc ít - - - 1 19

Nhiều ưu điểm của ứng dụng CNC - - - 3 17

Chất lượng rau ăn ngon - - - - 20

Kết quả kiểm định chất lượng rau an toàn

- - - - 20

Hạn chế về sâu bệnh hại - - - 2 18

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả,2018)

Kết quả lấy ý kiến của các hộ về chất lượng rau thì 100% các hộ cho rằng rau ăn ngon, xanh như rau trồng ngoài đất, chỉ có điều là luộc hay xào thì cần thời gian ít hơn, như vậy rau sạch vừa tốn ít nhiên liệu để chế biến vừa tiết kiệm được nguồn nước cho sinh hoạt. Chất lượng RTC được đảm bảo 1 phần là do nhận định của các hộ và 1 phần quan trọng hơn cả là các hộ thấy được kết quả kiểm định về các chỉ số an toàn cho rau, điều này cũng tạo nên một cảm giác ngon miệng hơn trong mỗi bữa cơm cho các gia đình. Hơn nữa tỷ lệ sâu bệnh hại hạn chế được rất nhiều làm cho

cây rau, quả tươi ngon, mọng hơn, bắt mắt hơn. Thu hoạch sạch và tươi, trong khi việc kiểm tra tình trạng rễ gần như không thể ở trong môi trường đất thì đối với hệ thống thủy canh lại vô cùng đơn giản. Giàn rau tươi và sạch dễ dàng và nhanh chóng cho việc thu hoạch hàng loạt. Do kiểm soát được nồng độ dinh dưỡng nên rau thủy canh khi thu hoạch thì hoàn toàn đảm bảo không còn tồn dư các thành phần hóa học gây hại. Một số hộ còn cho rằng, tính ra chi phí lại không cao khi ứng dụng mô hình này bởi vừa tiết kiệm được nước rửa, vừa tiết kiệm công chăm sóc, vừa tiết kiệm nhiên liệu và thời gian chế biến, lại vừa tiết kiệm cả số lượng rau, vì rau trồng đất trước khi chế biến thì phải nhặt, cắt bỏ đi phần già khá nhiều (điển hình như rau muống) nhưng ngược lại đối với RTC thì cắt đến đâu ăn đến đó, không phải bỏ đi phần nào, trừ 1 số lá già.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến của người dân về sự hài lòng về tình hình chuyển giao công nghệ của chuyên gia trường Đại học Nông Lâm được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.8: Ý kiến của người dân về sự hài lòng về tình hình chuyển giao công nghệ của chuyên gia trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Mức độ hài lòng Loại ý kiến Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Trung lập/ Không ý kiến Hài lòng Hoàn toàn hài lòng

Nhiệt tình, chu đáo - - - - 20

Chuyên môn - - - 1 19

Kỹ năng tư vấn, hỗ trợ - - - 2 18

Trách nhiệm, thái độ - - 3 17

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả,2018)

Nhìn chung, các hộ gia đình được đều rất hài lòng về phương pháp, cách thức chuyển giao công nghệ và tư vấn rất nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ các thầy cô, các chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao của trường Đại học Nông Lâm. Điều này phần nào đã tạo dựng nên thương hiệu cho nhà trường và góp phần lan toả thành công trong công tác chuyên môn của các thầy cô.

Đây cũng là một trong những lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp hoặc đơn vị cung cấp ở Hà Nội, Đà Lạt, TP HCM hay các tỉnh khác, do địa lý xa xôi, 1 phần cán bộ chuyển giao của họ chưa được đào tạo trường lớp đặc biệt là tại các nước phát triển, phần lớn họ xuất phát từ các kỹ sư công nghiệp nên tư vấn về chuyên môn không sâu và dịch vụ sau khách hàng bỏ ngỏ, điều này dẫn tới rất nhiều hộ lắp đặt hệ thống này đã bỏ dở không tiếp tục duy trì nữa, đây là một điều rất đáng tiếc. Rất nhiều hộ khi biết đến thông tin trường Đại học Nông lâm có cung cấp dịch vụ này họ đã tự tìm đến với mong muốn khôi phục lại, và tiếp tục được nâng cấp hệ thống dưới những tư vấn chuyên sâu hơn về sản xuất cây trồng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh thái nguyên do trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp (Trang 58 - 62)