6. Bố cục của luận văn
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
động vốn từ các nguồn bên trong, công ty cũng rất cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển khá mạnh cho phép công ty có thể huy động vốn với chi phí hợp lý. Sau đây là một số giải pháp ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thểáp dụng để tạo ra điều kiện thuận lợi cho các công ty huy động vốn:
- Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần linh hoạt và nhanh chóng thực hiện các thủ tục cho công ty vay vốn để công ty có thể chủ động vay vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Ngân hàng và tổ chức tín dụng nên phân doanh nghiệp ra thành từng nhóm khách hàng để có thểáp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với mỗi doanh nghiệp. Cần ưu tiên hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới thành lập nhưng có tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thì rất cần có một mối liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng, các tổ chức tính dụng và các doanh nghiệp trong nước để có thể tạo ra được sức mạnh chiến thắng được sức cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một Công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thép, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã có những bước phát triển cả về chất lượng lẫn quy mô. Với tiềm năng của Công ty nói riêng và của ngành thép nói chung, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Từ những phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của TISCO cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của TISCO trong thời gian tới, TISCO cần làm tốt các giải pháp là:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn. - Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Quản lý chặt chẽ chi phí.
- Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu.
- Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên một cách hợp lý. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn diện về đề tài đã nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Kinh tế quốc tế, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân.
2. Báo cáo kế toán tài chính của công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
3. Nguyễn Văn Bình (2011), “Các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm triển khai Nghị Quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết năm 2010 của Ban tuyến giáo trung ương ngày 24/02/2011.
4. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2009), Quy định về “Chức năng nhiệm vụ của các Đơn vị, Phòng, Ban thuộc TISCO.
5. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2011), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2012.
6. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2013.
7. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2014.
8. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2016.
9. Cục Thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê năm 2012,
Nxb Thống kê.
10. Cục Thống kê Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê năm 2013,
Nxb Thống kê.
11. Cục Thống kê Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê năm 2014,
Nxb Thống kê.
12. D. Larua. A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Nxb Khoa học xã hội. 13. Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân.
14. Luật Doanh nghiệp (2010), Nxb Chính trị quốc gia.
15. Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội khoá 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và đã được sửa đổi bổ sung theo luật số 38/2009/QH12 kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009 có hiệu lực ngày 01/8/2009.
16. Nghị định của chính phủ số 90/2001/NĐ - CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
17. Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Công ty Gang thép Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2009). 18. Tổng Công ty Thép Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển ngành thép
Việt Nam đến năm 2015, Hà Nội.
20. Website: http://www.gso.gov.vn
21. Website: http://www.thainguyen.gov.vn 22. website: http://www.tisco.com.vn