Bổ sung quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp trong BLDS

Một phần của tài liệu tự do giao kết hợp đồng – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 77)

- Quy định trên trái với quy định của WTO, các cơ quan Chính Phủ không được giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau trong hoạt

3.2.3. Bổ sung quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp trong BLDS

BLDS

Một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do giao kết hợp đồng là các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đó là: Thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Tuy nhiên, các phương thức giải quyết tranh chấp này mới chỉ được quy định trong các luật chuyên ngành như: Luật Thương mại, luật điện lực,… BLDS chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về các phương thức giải quyết tranh chấp mà chỉ quy định rải rác trong một số điều khoản liên quan như: Điều 12 quy định về nguyên tắc hòa giải, điều 427 quy định về thời hiệu khởi kiện hợp đồng dân sự,… Do vậy, với vai trò là một đạo luật gốc, BLDS cần bổ sung điều khoản về các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo đảm quyền và lợi ích của các bên khi tham gia và các giao dịch dân sự.

Hơn nữa, các quy định trong BLDS hiện hành vừa quá tự do cho bên có thế mạnh, khơng an tồn cho bên có vị thế yếu. Điều này thể hiện ở chỗ: tự do hợp đồng nhưng chế độ trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng khơng rõ ràng, cụ thể và khó áp dụng trong thực tế. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, cần tăng cường các quy định cụ thể, rõ ràng hơn về điều kiện thương mại chung trong Bộ luật dân sự, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong các loại hợp đồng kinh tế, thương mại. Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 chưa đủ căn cứ chặt chẽ để bảo vệ tự do hợp đồng một cách lành mạnh, những quy định của Bộ luật dân sự là cơ sở gốc cho các quan hệ hợp đồng kinh tế thương mại, lao động,… Vì vậy, cần nghiên cứu so sánh để bổ sung thêm vào BLDS.

Một phần của tài liệu tự do giao kết hợp đồng – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w