Sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức hợp đồng trong BLDS

Một phần của tài liệu tự do giao kết hợp đồng – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 75)

- Quy định trên trái với quy định của WTO, các cơ quan Chính Phủ không được giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau trong hoạt

3.2.1.Sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức hợp đồng trong BLDS

Về cơ bản, BLDS năm 2005 đã bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng. Tuy nhiên, Khoản 2 điều 401 lại quy định các trường hợp ngoại lệ mà hợp đồng được giao kết theo một hình thức nhất định. Việc vi phạm hình thức hợp đồng làm vơ hiệu hợp đồng “trừ trường hợp pháp luật quy định khác”. Quy định này chưa rõ ràng và nhất quán trong việc thừa nhận nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức hợp đồng. Trong quá trình áp dụng cần làm rõ các nội dung sau:

- Trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản có cơng chứng/chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó là trường hợp nào? Chúng ta có thể hiểu rằng, đó là các trường hợp mà BLDS quy định về các trường hợp hợp đồng thông dụng và các

trường hợp theo quy định của luật chuyên ngành. Trong thực tiễn hiện này, pháp luật Việt Nam quy định quá nhiều loại hợp đồng phải bằng văn bản, phải công chứng/chứng thực hay phải đăng ký,… vấn đề chưa rõ ràng là nếu các bên khơng tn thủ các điều kiện này thì hợp đồng vơ hiệu hồn tồn hay chỉ có giá trị pháp lý đối với người thứ 3? Các trường hợp “pháp luật quy định khác” là các trường hợp nào? Để bảo đảm không trái nguyên tắc tự do hợp đồng, trong trường hợp các bên vi phạm hình thức hợp đồng, nhưng trên thực tế các bên thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng và đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, các bên vẫn có quyền và nghĩa vụ với nhau theo nội dung hợp đồng. Điều kiện hình thức hợp đồng chỉ có giá trị đối với người thứ 3 và giá trị chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại Tịa án.

- Ngồi ra, điều 134 BLDS quy định: Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo u cầu của một hoặc các bên, Tồ án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; q thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vơ hiệu là khơng khả thi trên thực tế. Bởi vì, khi xẩy ra tranh chấp và các bên u cầu Tịa án giải quyết thì họ thường khơng có thiện chí để thực hiện việc sửa chữa sai sót về hình thức trong hợp đồng, nhất là khi một bên muốn hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Như vậy, quy định này tạo thêm nhiều phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và không bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên, để tránh việc kéo dài thời gian mà việc khắc phục điều kiện về hình thức về hợp đồng giữa các bên khơng đạt hiệu quả, BLDS nên bỏ quy định về thời gian buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng, thay vào đó là việc Tịa án tun hợp đồng vô hiệu luôn.

Một phần của tài liệu tự do giao kết hợp đồng – những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 75)