Quyền tự do tham gia giao kết hợp đồng cho phép mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng dân sự nào nếu muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để bảo đảm trật tự công cộng, pháp luật quy định bắt buộc các chủ thể phải tham gia giao kết hợp đồng dù muốn hay khơng muốn giao kết, ví dụ như trong hoạt động giải phóng mặt bằng để làm đường, quy hoạch đất đai xây dựng các khu chung cư,... Theo đó, các chủ thể bắt buộc phải tham gia ký kết thỏa thuận giải phóng mặt bằng theo quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp các chủ thể khơng thực hiện các thủ tục để giải phóng mặt bằng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
Liên quan đến cơng tác giải phóng mặt bằng tại thủ đơ Hà Nội, tính đến ngày 30-6-2010, toàn thành phố triển khai 931 dự án đầu tư, phải thu hồi 10.845ha đất của gần 186.000 tổ chức, hộ gia đình, đã có 128 dự án đã hồn thành giải phóng mặt bằng, trong đó có 63 dự án xong hoàn toàn và 65 dự án bàn giao một phần diện tích theo phân kỳ đầu tư. So với cùng kỳ năm trước, số dự án đã hoàn thành tăng 1,5 lần, diện tích thu hồi tăng 2 lần, số tiền chi trả tăng 3,7 lần [43].
Tuy nhiên, giải phóng mặt bằng là vấn đề khó, liên quan đến quyền lợi của nhân dân, các địa phương cần vận động tuyên truyền người dân chấp hành đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, nếu một bộ phận cố tình dây dưa, khơng chấp hành thì phải tiến hành các thủ tục cưỡng chế.
Điển hình là việc cưỡng chế 10 hộ dân không chịu nhận tiền bồi thường để bàn giao mặt bằng triển khai dự án đường Lê Văn Lương ngày 6/8/2010 - dự án đường Lê Văn Lương kéo dài 2,7 km đi qua địa phận quận Hà Đông, quận Thanh Xuân và huyện Từ Liêm. Đây là cơng trình trọng điểm thành phố Hà Nội chỉ đạo phải hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cơng trình được thi cơng cuốn chiếu ngay khi có mặt bằng, tuy nhiên hiện dự án đang phải chậm lại do 9 hộ dân ở huyện Từ Liêm không chịu nhận tiền bồi thường đất nông nghiệp và một hộ không chịu di dời nhà ở. Các hộ này yêu cầu được thỏa thuận giá bồi thường với chủ đầu tư. Theo quy định của Nhà nước thì những dự án trọng điểm quốc gia như dự án đường Lê Văn Lương xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước thì khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng khơng áp dụng phương án thỏa thuận giá và ngày 26/5, các đơn vị chức năng huyện Từ Liêm đã hoàn thành việc tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với 3
trường hợp liên quan đến nút giao cầu vượt Phú Đô thuộc dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng - Hòa Lạc. 600m2 đất bị cưỡng chế đợt này nằm trong tổng số 24 ha đất của cơng trình cầu vượt Phú Đơ do 3 hộ dân thuộc xóm 1 và 3 thơn Phú Đơ, xã Mễ Trì quản lý sử dụng. Trước đó, cơ quan chức năng đã vận động, thuyết phục và giải thích rõ chế độ, chính sách,... song các trường hợp này đều cố tình khơng hợp tác, không nhận tiền đền bù hỗ trợ để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công [44, 45].