2016 – 2018
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Công tác mua sắm, đầu tư, xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cường quảy lý, sử dụng đúng cách, thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, máy móc có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất, giảm thiểu những chi phí đầu vào, chi phí phát sinh không đáng có, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
3.2.2.1 Đầu tư thay mới và thanh lý lượng tài sản cố định hợp lý
Tài sản dài hạn trong cơ cấu của tổng tài sản của công ty đang nắm giữ là vô cùng nhỏ, tuy đạt hiệu suất sử dụng cũng như tỷ suất sinh lời cao nhưng việc công ty mở rộng quy mô sản xuất cũng như mở thêm các chi nhánh sẽ khiến tài sản dài hạn mà cụ thể ở đây là tài sản cố định của sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tại cơ sở Hà Nội các tài sản cố định của công ty còn khá mới và sử dụng vẫn rất tốt, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ mới trong quá trình vận hành sản xuất có thể sẽ khiến công ty phải tiến hành việc thanh lý cơ số máy móc lạc hậu, lỗi thời, hay chưa đáp ứng đủ năng suất yêu cầu đề ra. Song song với việc đầu tư sẽ là việc mua sắm thêm các máy móc công nghệ hiện đại cho những cơ sở mới, và công ty cũng sẽ phải
tuyển thêm công nhân viên tại đây.
Khi đưa tài sản cố định vào sử dụng, công ty cũng cần lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý theo quy định của Bộ Tài chính để phù hợp với việc thu hồi kịp thời, tránh tình trạng thất thoát vốn nhằm phục vụ cho các đầu tư ứng trước vào tài sản cố định, giúp công ty dễ dàng đầu tư đổi mới tài sản cố định trong tương lai.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải sử dụng hết công suất của máy móc để duy trì năng lực sản xuất của nhà xưởng, kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy công ty cũng phải lập ra kế hoạch để sử dụng tài sản cố định một cách tốt nhất dựa trên năng lực sản xuất và nhu cầu cung ứng ra thị trường của công ty.
3.2.2.2 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản cố định
“Để nhà xưởng hoạt động tốt, khai thác hết công suất của máy móc trang thiết bị thì công ty phải thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa cũng như nâng cấp tài sản cố định. Từ đó duy trì tốt khả năng hoạt động, tuổi thọ của tài sản cố định, tạo ra sự ổn định cho tài sản cố định, tránh được tình trạng hỏng trước thời hạn hoặc xảy ra sự cố hỏng bất thường ảnh hướng đến chi phí sử dụng tài sản cố định của công ty, gây nên nhiều thiệt hại lớn hơn nữa khi dây chuyền sản xuất có vấn đề, ngừng hoạt động.
3.2.2.3 Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định cho phù hợp
Có rất nhiều phương pháp khấu hao trong kinh doanh, việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý sẽ giúp công ty thực hiện việc tái đầu tư tài sản cố định dễ dàng hơn. Đối với những tài sản quan trọng, công ty nên thực hiện phương pháp khấu hao nhanh do những tài sản này có thời gian và cường độ sử dụng cao vì vậy phương pháp này sẽ giúp thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo việc đánh giá đúng đắn mức độ hao mòn tài sản cố định. Phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần là phương pháp được nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay, phương pháp này được thực hiện như sau:”
Công thức xác định:
- MK = G × Tkh - Tkh = Tk × Hs
1
- Tk = × 100
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
Trong đó:
“MK: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định G: Giá trị còn lại của tài sản cố định
Tkh: Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tk: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
Hs: Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian khấu hao của TSCĐ và được quy định như sau:
- Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm có hệ số 1,5 - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm có hệ số 2 - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm có hệ số 2,5
Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm là thu hồi vốn nhanh, giảm bớt những tổn thất do hao mòn vô hình tạo ra, là biện pháp hoãn thuế trong những năm đầu sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nhược điểm của phương pháp này là gây ra biến động về giá thành bởi chi phí khấu hao trong những năm đầu lại rất lớn.”