trồng
Về cơ bản, bảo hộ giống cây trồng với các quy định ở Phần IV của Luật SHTT đã tương thích với Văn kiện 1991 của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV). Tuy nhiên một số quy định của Luật SHTT còn chưa rõ ràng gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Mặt khác, do nhận thức về việc bảo hộ giống cây trồng cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của
nước ta tại thời điểm xây dựng Luật SHTT còn hạn chế do vậy một số quy định cho đến nay không còn phù hợp.
3.1. Bất cập, hạn chế trong quy định về đối tượng được bảo hộ
Công ước UPOV (Văn kiện 1991) quy định đối tượng bảo hộ bắt buộc áp dụng đối với quốc gia thành viên là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ. Sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch của giống được bảo hộ là đối tượng bảo hộ tùy chọn cho mỗi quốc gia, căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Các quốc gia thành viên UPOV đầu tiên, những nước tiên phong trong bảo hộ giống cây trồng là các nước công nghiệp tiên tiến, chủ yếu nhập nông sản.
Việt Nam là nước nông nghiệp, nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô. Việc áp dụng bảo hộ sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch của giống được bảo hộ sẽ giúp các tác giả có điều kiện thực hiện quyền đối với giống của mình trong trường hợp người vi phạm đưa nguyên liệu thô sang chế biến thành phẩm ở nước không phải thành viên UPOV rồi nhập ngược trở lại Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản, dược liệu của Việt Nam từ nhiều năm nay.
3.2 Bất cập, hạn chế trong quy định về giới hạn nông dân giữ giống
Quy định cho phép nông dân giữ giống được bảo hộ theo Luật SHTT hiện hành là quá rộng khi cho phép nông dân giữ giống được bảo hộ để gieo trồng trên diện tích đất canh tác của mình cho các vụ sau. Hiện nay, quy mô sản xuất của người nông dân ở Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với thời điểm 16 năm trước, chẳng hạn ở đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều hộ nông dân có diện tích sản xuất lúa hàng trăm hecta. Do vậy, nếu cho phép nông dân giữ giống để gieo tiếp cho vụ sau trên diện tích đất canh tác của mình sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của tác giả. Đối với các cây trồng có khả năng nhân giống vô tính như hoa, cây ăn quả, cây cảnh thì dù diện tích đất nông dân nhỏ nhưng để họ được tiếp tục giữ giống cũng ảnh hưởng đến lợi ích của tác giả.
Chính vì vậy, cần thiết phải đưa ra quy định giới hạn việc giữ giống được bảo hộ trong Luật SHTT. Vì cho phép nông dân giữ giống trên diện tích đất của mình như quy định hiện nay mà chưa có trường hợp mua bản quyền giống từ nước ngoài thành công mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số tỉnh có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp mua bản quyền giống mới từ nước ngoài đối với các loài cây có giá trị cao như hoa, cây ăn quả. Hiện nay nông dân sản xuất hoa ở Đà Lạt vẫn chỉ sản xuất hoa theo cách làm gia công cho nước ngoài, chưa thể tự sx để xuất khẩu vì quy định cho phép nông dân giữ giống sản xuất cho vụ sau của Luật.
Ngoài ra, quy định cho phép “Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống gieo trồng vụ sau trên
thích với Khoản 2 Điều 15 Công ước UPOV (mà Việt Nam là Thành viên từ 2006) như sau: “Mỗi bên ký kết có thể, trong giới hạn hợp lý và để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của nhà tạo giống, để cho phép nông dân sử dụng sản phẩm thu
hoạch thu được từ giống được bảo hộ để nhân giống trên cánh đồng của mình”.