Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong công tác quản lý và thi hành chính sách, pháp luật về SHTT, cụ thể như sau:
1. Đảm bảo việc thực hiện các cơ chế, chính sách về SHTT theo hướng hiệu quả, đồng bộ, thiết thực, có tính khả thi, trong đó đặc biệt quan tâm đến các hiệu quả, đồng bộ, thiết thực, có tính khả thi, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khía cạnh sau:
- Cần kịp thời thể chế hóa trong quy định của pháp luật để nhanh chóng đưa các cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trên thực tế;
- Đồng thời với việc thực hiện cơ chế, chính sách cần đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức đánh giá hiệu quả thực thi của cơ chế, chính sách trên thực tế để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm.
2. Các cơ quan, Bộ, ngành, đặc biệt là các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về SHTT cần chú trọng việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn nhà nước về SHTT cần chú trọng việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về SHTT (phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, đồng bộ trong việc xây dựng văn bản pháp luật v.v...);
3. Nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất công tác quản lý nhà nước về cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất công tác quản lý nhà nước về SHTT, đặc biệt là trong công tác xây dựng các thể chế, chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung của cả hệ thống, thực hiện các biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước và thực thi quyền SHTT.
4. Bên cạnh việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động sáng tạo, cần chú trọng tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động khai thác tài sản trí tuệ (xây tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động khai thác tài sản trí tuệ (xây
dựng và hoàn thiện khung pháp luật và thể chế, khuyến khích việc thành lập các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ định giá tài sản trí tuệ, có chính sách ưu đãi về thuế và đầu tư nhằm khuyến khích khai thác, sử dụng các tài sản trí tuệ thông qua các giao dịch góp vốn đầu tư, liên doanh, chuyển giao, chuyển nhượng, cổ phần hóa doanh nghiệp v.v., và các giao dịch dân sự, thương mại khác.
5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHTT nói chung và Luật SHTT nói riêng cho các cơ quan, tổ chức, doanh về SHTT nói chung và Luật SHTT nói riêng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân; đặc biệt cần chú trọng công tác đào tạo kiến thức chuyên môn về bảo hộ, thực thi quyền SHTT cho cán bộ các cơ quan thực thi quyền và cho các doanh nghiệp.
6. Nâng cao hiệu quả xử lý đơn đăng ký xác lập quyền, đáp ứng yêu cầu của xã hội; thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để cải thiện mạnh mẽ tình của xã hội; thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để cải thiện mạnh mẽ tình trạng tồn đọng đơn; xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ tiến độ và chất lượng kết quả thẩm định đơn; tiến tới công khai, minh bạch quy trình xử lý đơn để người nộp đơn có thể chủ động theo dõi và tra cứu tình trạng đơn đăng ký đã nộp; xây dựng và vận hành hệ thống nộp đơn điện tử trực tuyến.
7. Thực hiện một số giải pháp cần thiết nhằm xây dựng Hệ thống CNTT đủ mạnh để phục vụ công tác xác lập quyền, thực thi quyền cũng như đáp ứng nhu mạnh để phục vụ công tác xác lập quyền, thực thi quyền cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội theo hướng:
- Tăng cường công tác phát triển nguồn tin và khả năng tiếp cận của công chúng với các thông tin đã công bố thông qua các công cụ tra cứu thân thiện với người dùng;
- Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin SHCN; tăng cường tập huấn kỹ năng khai thác thông tin SHCN;
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin sáng chế phục vụ việc phê duyệt, nghiệm thu các đề tài, dự án có sử dụng kinh phí của Nhà nước (theo quy định tại Điều 31.3 Nghị định 103/2006/NĐ-CP);
- Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin SHCN với các Cơ quan SHTT quốc gia và quốc tế.
8. Nghiên cứu mô hình thiết lập các tổ chức sự nghiệp công lập và ngoài công lập để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về SHCN (Cục Sở hữu trí tuệ) công lập để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về SHCN (Cục Sở hữu trí tuệ) tham gia vào quá trình xử lý đơn, trong đó tập trung vào khâu tra cứu thông tin SHCN phục vụ thẩm định, điện tử hóa dữ liệu và khâu kiểm soát chất lượng thẩm định; nghiên cứu, xác định các hoạt động hay dịch vụ trong lĩnh vực SHTT cần được xã hội hóa cũng như lộ trình, mức độ xã hội hóa, nhằm góp phần nâng cao năng lực của hệ thống SHTT.
9. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT: quyền SHTT:
- Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước (cả về hạ tầng kỹ thuật, thượng tầng thông tin và đội ngũ cán bộ), trong đó đặc biệt chú trọng cải thiện khả năng tự quyết của các cơ quan thực thi hành chính, giảm thiểu sự lệ thuộc vào ý kiến chuyên môn về xâm phạm quyền SHTT từ cơ quan quản lý chuyên ngành thông qua hoạt động đào tạo nâng cao năng lực. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định, bởi hiệu quả của công tác thực thi quyền không thể bảo đảm khi năng lực, kiến thức chuyên môn về SHTT của các cán bộ thực thi chưa được cải thiện;
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật về/liên quan đến thực thi quyền SHCN theo hướng giảm dần các biện pháp xử phạt hành chính, chuyển sang xử lý bằng chế tài dân sự. Chỉ nên xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm rõ ràng như sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; các vụ việc phức tạp hoặc có bản chất của tranh chấp dân sự cần được chuyển sang xử lý bằng biện pháp dân sự tại tòa án;
- Rà soát, phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT, theo hướng thu gọn đầu mối, đồng thời phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan theo nguyên tắc với mỗi loại hành vi xâm phạm quyền SHCN chỉ có 01 cơ quan có chức năng xử phạt hành chính;
- Tăng cường năng lực của tòa án trong việc xét xử, giải quyết các tranh chấp, xâm phạm quyền SHCN (tăng cường đào tạo về SHTT cho các thẩm phán, xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách về SHTT, thành lập Tòa chuyên trách về SHTT);
- Việc áp dụng mức xử phạt hành chính phải đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa hành vi tái phạm. Đối với biện pháp dân sự, cần đảm bảo nguyên tắc bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho chủ thể quyền; bổ sung các quy định pháp luật nhằm hướng dẫn việc định giá tài sản trí tuệ, cách xác định mức bồi thường thiệt hại trong các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền SHCN làm cơ cở pháp lý cho việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền;
- Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và trao đổi chuyên môn giữa cơ quan thực thi quyền SHCN với Tòa án nằm tạo sự nhất quán trong nhận định và cách thức xử lý các vụ việc có cùng bản chất; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về hoạt động thực thi quyền SHCN; tiến tới công khai, minh bạch quy trình xử lý đơn, công khai quyết định giải quyết khiếu nại để các cơ quan thực thi có thể tiếp cận thông tin, từ đó nâng cao năng lực trong việc xử lý các hành vi xâm phạm trong thực tiễn; công bố công khai các vụ việc được xử lý, các trường hợp xâm phạm điển hình, qua đó rút kinh nghiệm trong hoạt động của mỗi cơ quan;
- Tăng cường các tổ chức dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thực thi quyền SHCN cả về số lượng và chất lượng (đại diện SHCN, giám định SHCN, v.v.), củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội (Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA), Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP), Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, v.v.) tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về SHCN, nâng cao nhận thức xã hội nói chung và nhận thức của doanh nghiệp nói riêng để tạo ra văn hóa tôn trọng quyền SHTT, kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp và của xã hội./.
Nơi nhận:
-Như trên;