Những bài viết khác

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 2 doc (Trang 35 - 39)

1. Những căn cứ để làm cho hết thảy mọi người niệm Phật được vãng sanh hay không vãng sanh vãng sanh hay không vãng sanh

Hết thảy các pháp môn do đức Như Lai đã nói trong một đời Ngài đều nhằm dạy chúng sanh tu Giới - Định - Huệ, đoạn tham - sân - si, hiểu rõ sanh tử huyễn vọng, chứng tâm tánh chân thường. Nhưng chúng sanh căn tánh có lợi - độn, Hoặc (phiền não) có dày - mỏng. Kẻ căn tánh nhạy bén, Phiền Hoặc mỏng nhẹ thì sẽ có thể liễu sanh tử ngay trong đời này hay trong hai, ba, bốn, năm đời sẽ liễu sanh tử. Kẻ căn độn, Phiền Hoặc dầy thì mười, trăm, ngàn, vạn đời, hay mười, trăm, ngàn, vạn kiếp vẫn chẳng thể liễu được! Đấy là luận trên sự tu trì theo giáo lý thông thường, cậy vào sức tu Giới - Định - Huệ của chính mình để đoạn sạch tham - sân - si phiền hoặc, khó khăn cũng dường như lên trời! Mặc cho anh kiến địa cao siêu, công phu sâu đậm, công đức to tát, trí huệ lớn lao; nếu Kiến Tư Hoặc trong tam giới chưa hết, quyết chẳng thể vượt ra ngoài tam giới để liễu sanh tử được!

Chỉ có pháp môn Niệm Phật là hoàn toàn cậy vào nguyện lực đại từ bi của A Di Đà Phật. Nếu đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết niệm danh hiệu Phật cầu sanh Tây Phương, bất luận lợi căn hay độn căn, Phiền Hoặc dầy hay mỏng đều có thể ngay trong đời này vào lúc lâm chung được nương theo Phật từ lực đích thân rủ lòng tiếp dẫn mà vãng sanh Tây Phương. Đã được vãng sanh rồi, Kiến Tư phiền não chẳng đoạn mà tự đoạn, bởi cảnh duyên trong Tây Phương Cực Lạc thế giới thù thắng, mỗi mỗi đều có thể tăng trưởng công đức, trí huệ của con người, trọn chẳng khiến cho con người dấy lên tham - sân - si. Đấy chính là pháp môn đặc biệt trong cả một đời giáo hóa của đức Như Lai, chẳng thể dùng những giáo lý theo đường lối thông thường để luận định pháp môn Tịnh Độ được!

Trong cõi đời có những kẻ thông hiểu Tông - Giáo sâu xa, nhưng chẳng tin vào pháp môn Tịnh Độ, ấy là vì đã dùng giáo lý theo đường lối thông thường để luận định pháp môn đặc biệt. Nếu họ biết đây là pháp môn đặc biệt thì sẽ tự hành, dạy người, nào dám chống trái! Bà Lưu Thị - thím của ông Trương Phước Tuyền - bẩm tánh tinh thuần, đã có túc căn, đến khi mắc bệnh bèn tin theo lời của Phước Tuyền, Tông Tịnh v.v… mà niệm Phật, lại còn được người nhà trợ niệm, vì thế qua đời thật tốt lành. Những tướng tốt đẹp như: Vẻ mặt trở nên đẹp đẽ hơn lúc sống, sau mười bốn tiếng đồng hồ toàn thân đã lạnh, đảnh đầu vẫn còn ấm, chân tay, mình mẩy mềm mại, ruồi nhặng chẳng bu tới v.v…. Căn cứ theo bài kệ kiểm nghiệm tình trạng lúc lâm chung trong kinh Đại Tập thì:

Đảnh thánh, nhãn thiên sanh, Nhân tâm, ngạ quỷ phúc, Súc sanh tất cái ly,

Địa ngục cước bản xuất.

(Đảnh: thánh, mắt: sanh thiên, Tim: người, ngạ quỷ: bụng, Súc sanh: đầu gối lìa,

Địa ngục: bàn chân thoát)46

Bởi lẽ con người sắp chết, hơi nóng từ dưới dồn lên trên thì siêu sanh; từ trên dồn xuống dưới sẽ đọa lạc. Nếu toàn thân đã lạnh, chỉ còn đỉnh đầu ấm, ắt sanh về Tây Phương, vào trong thánh đạo. Mắt và trán nóng

46

Tuy kinh dạy như vậy, tổ Ấn Quang nói riêng và chư vị tổ sư đại đức truyền thừa Tịnh tông đều răn nhắc không nên đụng chạm thăm dò hơi nóng nơi người vừa chết trong vòng 8-12 tiếng đồng hồ kể từ khi người ấy sắp chết. Đã tắt hơi rồi, vẫn chớ nên thăm dò hơi nóng.

là sanh trong đường trời. Ngực nóng là sanh trong nhân đạo. Bụng còn ấm là sanh trong ngạ quỷ đạo, đầu gối ấm là sanh trong súc sanh đạo, bàn chân ấm là sanh trong địa ngục đạo.

Người niệm Phật nếu nhất tâm niệm Phật, chẳng nghĩ đến gia nghiệp, con cái trong thế gian, quyết định sẽ được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh. Bất luận tu trì đã lâu hay mới tu, thậm chí kẻ tới lúc lâm chung mới được bạn lành khai thị liền nhất tâm niệm Phật dẫu chỉ niệm được mười tiếng liền mạng chung thì cũng được vãng sanh. Bởi lẽ, trong bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, nguyện thứ mười tám là: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu ta chí tâm tin ưa, cầu sanh về nước ta, thậm chí mười niệm, nếu chẳng được sanh, ta không giữ ngôi Chánh Giác”. Do nhân duyên ấy, kẻ thường ngày chẳng hề niệm Phật, lâm chung được bạn lành khai thị, mọi người trợ niệm, cũng có thể vãng sanh.

Người thường niệm Phật nếu lúc lâm chung bị quyến thuộc vô tri tắm rửa, thay quần áo sẵn và hỏi han mọi chuyện, cũng như khóc lóc v.v… Do những nhân duyên ấy phá hoại chánh niệm liền khó được vãng sanh. Vì thế, người niệm Phật lúc thường ngày ắt phải bảo ban quyến thuộc trong nhà đều niệm thì khi chính mình lâm chung bọn họ đều biết trợ niệm. Lại do thường nói lợi ích của trợ niệm khi lâm chung và những họa hại do khóc lóc, bày vẽ mù quáng, họ sẽ chẳng đến nỗi vì lòng hiếu mà khiến cho người thân vẫn phải hứng chịu nỗi khổ sanh tử lớn lao, sẽ ngay trong đời này hưởng lợi ích lớn lao vãng sanh Tây Phương.

2. Biện định nhằm giải trừ mối nghi về chuyện vãng sanh Tây Phương của ông Trương Huệ Bính Phương của ông Trương Huệ Bính

Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật, nhưng do chưa ngộ, mê muội chẳng biết, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, trầm luân trong biển khổ sanh tử từ kiếp này sang kiếp khác chẳng thể thoát ra, đáng thương xót quá đỗi! Trương Huệ Bính vốn có thiện căn từ đời trước, tiếc rằng sống ở nơi không có Phật pháp, đến khi đi học, dần dần nhiễm phải học thuyết của Châu - Trình - Hàn - Âu (sức báng Phật của

Châu - Trình còn lớn hơn Hàn - Âu nữa) khiến cho lý tự tánh trong tâm càng

bị vùi lấp, không cách nào hiển hiện được!

May mắn là ông Trương trải đời đã lâu, thường gặp cảnh tai họa, loạn lạc, chẳng tránh khỏi thường ôm lòng chán ngán. Khéo sao gặp được Thường Huệ Dương đem pháp niệm Phật cầu sanh Tây Phương khuyên nhủ, bèn như mạ gặp hạn đã lâu chợt gặp trận mưa dầm ngọt

ngào, liền bừng bừng tăng trưởng, thế khôn ngăn được! Tuy chưa hiểu Phật pháp thật rõ ràng nhưng đã thấy rành mạch, sâu xa cái tâm cong vẹo của bọn Trình - Châu - Hàn - Âu; đâm ra tín tâm do đấy càng tăng thêm. Từ khi được nghe pháp môn Tịnh Độ trở đi, giữ chặt thời khắc, chưa đầy hai năm liền được chánh niệm vãng sanh, cũng đáng gọi là bậc trượng phu dũng mãnh! Đến khi lâm chung, ông ta bị trúng phong không nói được; ấy chính là vì ác nghiệp trong đời trước đáng lẽ phải hứng chịu trong đời kế tiếp sau khi đã chết đi, nhưng do công đức tu trì trong đời này mà chuyển báo nặng trong đời sau thành báo nhẹ trong đời này nhằm giải quyết cho xong!

Chết rồi vẻ mặt tươi tắn, xác thân mềm mại, mặt lộ vẻ mỉm cười, đỉnh đầu nóng rực tay [của người sờ vào]. Những cảnh tượng ấy đều là tướng lành vãng sanh, nhưng vẻ mặt tươi sáng, thân xác mềm mại, mặt lộ vẻ mỉm cười thì người sanh lên cõi trời cũng có thể đạt được như vậy. Chỉ có chuyện đỉnh đầu còn nóng thì người sanh lên cõi trời không hề có chuyện này! Trong kinh có bài kệ nói về chứng cứ sanh vào các nẻo sau khi mất như sau:

Đảnh thánh, nhãn thiên sanh, Nhân tâm, ngạ quỷ phúc, Súc sanh tất cái ly,

Địa ngục cước bản xuất.

Bởi lẽ con người chết đi, hơi nóng từ dưới dồn lên trên thì siêu thăng, từ trên dồn xuống dưới thì đọa lạc. Nếu toàn thân đều lạnh, đỉnh đầu vẫn ấm thì siêu phàm nhập thánh. Sanh về Tây Phương là siêu phàm nhập thánh tối thắng, cho nên nói là “đảnh thánh”. Nếu hơi nóng đọng nơi trán và mắt là sanh trong đường trời. Ngực vẫn nóng là sanh trong nhân đạo. Bụng còn ấm là sanh trong ngạ quỷ đạo, đầu gối ấm là sanh trong súc sanh đạo, bàn chân ấm là sanh trong địa ngục đạo. Do toàn thân đã lạnh, chỉ còn có chỗ ấy là ấm để làm chuẩn. Nhưng người niệm Phật, nếu bình thường có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, lâm chung lại được quyến thuộc tốt lành trợ niệm, chẳng bị phá hoại bởi quyến thuộc xấu hèn tắm rửa, thay quần áo sẵn, khóc lóc, hỏi chuyện, mù quáng an ủi v.v… thì chắc chắn sẽ có thể vãng sanh. Khi lâm chung, Huệ Bính bị cấm khẩu, chắc sẽ có kẻ do vậy bèn hoài nghi. Chuyện đỉnh đầu còn ấm là một chứng cứ; huống chi lại có những chuyện như vẻ mặt tươi tắn v.v… ư?

Năm trước, ông Trịnh Huệ Hồng ở huyện Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam chết, bà mẹ do lòng quá thương con bèn uống thuốc độc rồi ngồi ngay ngắn niệm Phật qua đời, trọn chẳng có dáng vẻ đau khổ. Địa phương ấy

từ trước đến nay chẳng biết Phật pháp, cha [Huệ Hồng] tên Bá Thuần là một vị túc nho, chẳng thích ra làm quan, thoạt đầu nghiên cứu kinh Dịch mấy năm, rồi nghiên cứu kinh điển của bọn luyện đan, cuối cùng tham Thiền tông. Huệ Hồng buôn bán ở Chiêu Thông (thuộc Vân Nam), gởi thư xin quy y [với Quang], chuyên tu Tịnh nghiệp, nhiều phen khuyên cha tu Tịnh nghiệp, thỉnh nhiều kinh sách Tịnh Độ xin cha hãy đọc. Do vậy Bá Thuần sanh lòng tin, tự hành, dạy người, soạn cuốn Niệm Phật Khẩn Từ để cầu khẩn người khác niệm Phật. Năm Dân Quốc 22 (1933), Huệ Hồng thôi buôn bán, trở về nhà. Mùa Xuân năm sau qua đời, cũng không có tướng lành chi cho lắm! Nhưng bà mẹ uống thuốc độc vãng sanh so với những người chết tốt lành bình thường chẳng hề kém cạnh gì! Do vậy, người trong một vùng đều cảm động. Bá Thuần là một người văn lẫn hạnh đều khá, đứng ra đề xướng, lại nhờ chuyện lạ của vợ con, dẫu kẻ tà kiến cố chấp trọn chẳng có lòng tin tưởng cũng chẳng thể không bị cảm động!

Bọn Tống Nho đọc kinh Phật, bèn dùng những nghĩa mầu nhiệm ấy để xưng hùng, ngược ngạo bài xích Phật, vì sợ người đời sau biết “diệu nghĩa” [do bọn Tống Nho khoác lác “chính mình đã tự tìm ra” ấy] do đâu mà có, đến nỗi những kẻ học Nho đời sau chẳng dám nhắc đến nhân quả, luân hồi. Vì thế, thiện không có gì để khuyên, ác không có gì để trừng phạt. May mắn là gần đây người tu Tịnh nghiệp đông đảo, vẫn còn có thể đẩy lùi con sóng cuồng loạn đôi chút. Nếu không, đạo làm người chắc sẽ gần như bị diệt mất! Nay do Huệ Bính khiến cho một vùng biết được tướng trạng vãng sanh Tây Phương, ắt sẽ khiến cho những kẻ nối tiếp ông ta vãng sanh về lâu về dài càng đông đảo vậy. Do vậy, tôi viết những điều này nhằm làm nêu sáng tỏ ý nghĩa thật sự; xin ai nấy hãy tự gắng lên!

3. Thông cáo tạ tuyệt trao đổi thư từ

Ấn Quang là một ông Tăng tầm thường, chẳng có hiểu biết gì; mười mấy năm qua thường có những người tưởng lầm Quang là thiện tri thức, thừa dịp bưu chánh thuận tiện, nườm nượp gởi thư tới. Quang chẳng tự lượng, hễ thư gởi đến liền trả lời. Mùa Đông năm ngoái, do ban đêm giảo chánh sách dưới ánh đèn điện, mắt bị tổn thương nặng. Từ đấy, hễ ai gởi thư đến đều nhắc nhở sau này đừng gởi thư tới nữa, nhưng vẫn không có hiệu quả gì! Đến nay, số người gởi thư tới so với trước kia chưa hề giảm! Cho nên nay tôi bất đắc dĩ đăng thông cáo trên hai báo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 2 doc (Trang 35 - 39)