Tam Học Giới - Định - Huệ là căn bản của người học Phật và tu Tịnh nghiệp, nhưng Giới lại càng thiết yếu. Vì thế, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh khai thị Tịnh nghiệp tam phước như sau:
1) Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu Thập Thiện nghiệp.
2) Hai là thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi. 3) Ba là phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả.
Hai điều đầu phần lớn thuộc về Giới Học, điều thứ ba trọn đủ Tam Học. Đầy đủ ba món phước này thì Tịnh nghiệp thành tựu lớn lao, vãng sanh Thượng Phẩm. Vì thế, sau năm kinh Tịnh Độ, lại in kèm thêm phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm và bốn thứ giáo huấn thanh tịnh rạng ngời42 (Thanh Tịnh Minh Hối) của kinh Lăng Nghiêm để mong
42
Thanh Tịnh Minh Hối là bốn điều giáo huấn thanh tịnh trong kinh Lăng Nghiêm gồm “đoạn dâm, đoạn sát, đoạn thâu, đoạn vọng” (dứt dâm, dứt giết, dứt trộm, dứt nói dối). Trong chương ấy, ngài A Nan thưa hỏi: “Con thường nghe đức Như Lai nói như thế này: „Tự mình chưa đắc độ mà độ cho người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát; tự giác đã trọn, hay giác ngộ người khác, ấy là sự độ thế của Như Lai. Con dù chưa đắc độ, nhưng nguyện độ hết thảy chúng sanh trong đời Mạt. Bạch Thế Tôn! Những chúng sanh ấy cách Phật ngày càng xa, tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng, muốn nhiếp cái tâm, nhập Tam Ma Địa, nên làm như thế nào để họ an lập đạo tràng, xa lìa các ma sự, chẳng lui sụt tâm Bồ Đề?” Sau khi khen ngợi câu hỏi ấy rất thiết thực, đức Phật nhấn mạnh đến vai trò căn bản, thiết yếu của Giới trong Tam Học rồi giảng chi tiết về bốn điều giáo huấn thanh tịnh. Chúng tôi xin trích dẫn chánh kinh về điều thứ nhất như sau: “Chúng sanh trong lục đạo thuộc các thế giới ấy nếu tâm chẳng dâm thì sẽ chẳng phải tiếp tục sanh tử. Ông tu tam-muội, vốn là vì muốn thoát khỏi trần lao, nếu dâm tâm chẳng trừ, sẽ chẳng thể xuất trần được. Dẫu có lắm trí, Thiền Định hiện tiền, mà nếu như chẳng đoạn dâm, ắt sẽ đọa ma đạo, thượng phẩm là ma vương, trung phẩm là ma dân, hạ phẩm là ma nữ. Những loài ma ấy cũng có đồ chúng, mỗi tên tự nói „đã thành vô thượng đạo‟. Sau khi ta diệt độ, trong đời Mạt Pháp có lắm ma dân như thế ấy lừng lẫy trong cõi đời, rộng làm chuyện tham dục, giả làm thiện tri thức khiến cho chúng sanh đọa trong
hành giả Tịnh nghiệp, đối với Luật Nghi Giới thì gìn giữ sao cho thân chẳng phạm, tiến lên mức nữa là đắc Định Cộng Giới, chế ngự tâm không khởi [những vọng niệm], tiến vào Đạo Cộng Giới siêu tình ly niệm, đoạn Hoặc chứng Chân. Nhưng dẫu đạt được hai thứ lợi ích thật sự là Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới thì vẫn phải dè dặt, kinh sợ, chấp trì Luật Nghi Giới để tự lợi, lợi tha, duy trì khuôn mẫu pháp đạo, ngõ hầu kẻ giải thoát rỗng tuếch43 sẽ không có lý do lấp liếm rằng họ đang tu theo Đại Thừa để rồi hoại loạn Phật pháp khiến cho chúng sanh bị lầm lạc, nghi ngờ! (Giữa Xuân năm Bính Tý, tức năm Dân Quốc 25 - 1936)