Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

5. Bố cục luận văn

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.3.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước

Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề về chính sách nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Điều đặc biệt cần lưu ý là nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công hay thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết những vấn đề nông dân.

Công trình: “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” của tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Thịnh sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của

chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt lưu ý là những kết quả nghiên cứu của công trình về làng nghề truyền thống ở Việt Nam, quan hệ làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.

Tác phẩm: “Vai trò của nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan” của tác giả GS.TS Nguyễn Thế Nhã và TS. Hoàng Văn Hoan do Nxb Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ. Trong đó một số nội dung được các tác giả đề cập có giá trị tham khảo rất tốt cho Việt Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta có khối lượng rất đồ sộ và cách tiếp cận cũng rất đa dạng.

1.3.2. Công trình nghiên cứu trong nước

Ở trong nước có hàng loạt công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này, một số nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như PGS.TS Chu Hữu Quý, GS.TS Nguyễn Thế Nhã, GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, GS. Đoàn Trọng Tuyến, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc... đã có những công trình nghiên cứu công phu và có giá trị.

Điểm chung nhất của những nghiên cứu này là sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam.

Công trình “Phát triển nông thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích

khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.

Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng khi xác định mô hình nông thôn mới hiện nay.

Ngày 12/12/2014, Viện Chiến lực phát triển đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” do ThS. Nguyễn Hoàng Hà làm chủ nhiệm. Tham dự buổi nghiệm thu, ngoài Hội đồng đánh giá cấp cơ sở còn có đại diện Hội đồng khoa học Viện, Văn phòng Viện và các thành tham gia tiếp thực hiện đề tài.

Đề tài khoa học này hướng tới ba mục tiêu chính gồm:

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn thực hiện Chương trình nông thôn mới.

Đánh giá thực trạng huy động vốn và các giải pháp thực hiện huy động vốn để thực hiện Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam giai đoạn 2012 cho đến nay.

Đề xuất một số giải phá huy động vốn đầu tư nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nông thôn mới cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Nhóm nghiên cứu đề tài đã tổng hợp, đánh giá kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan; đã khảo sát về tình hình huy động vốn cho Chương trình nông thôn mới, tại một số địa phương ở Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trước mắt và giải pháp dài hạn trong việc huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu đề tài khoa học bồi dưỡng và nhất trí cho bảo vệ ở cấp cao hơn, sau khi đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng.

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Trần Chí Trung. Đề tài khoa học này hướng tới ba mục tiêu chính gồm:

Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Bắc Trung Bộ

Đưa ra được các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp với quy hoạch nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ.

Xây dựng các mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp cho các tiểu vùng của vùng Bắc Trung Bộ.

Nội dung chính của đề tài là đưa ra tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp KH&CN xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng và quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới từ đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ. Dựa trên những kết quả phân tích đánh giá đề xuất các giải pháp KH&CN hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá đươ ̣c thực tra ̣ng xây dựng nông thôn mới tại huyê ̣n Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, mức đô ̣ đóng góp của nó tới đời sống kinh tế hộ, từ đó đẩy mạnh xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện. Vì vâ ̣y để giải quyết mu ̣c tiêu đề đă ̣t ra, thì các vấn đề mà tác giả cần tâ ̣p trung giải quyết là:

(1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới là gì?

(2) Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2012-2014 diễn ra như thế nào?

(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ?

(4) Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Đồng Hỷ thời gian tới?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Huyện Đồng Hỷ có 3 thị trấn và 15 xã nông thôn, các lại có các điều kiện khác nhau.Vì vậy, để đánh giá đúng đắn nông thôn mới số lượng xã không nhiều nên tôi điều tra tất cả các xã để phân tích số liệu.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Thu thập dữ liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phất triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, phòng “Nông thôn mới” của UBND huyện Đồng Hỷ, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, Tài liệu Việt Nam...

*Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập thông tin từ phỏng vấn với những người am hiểu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thông qua phỏng vấn về đặc điểm và thực trạng nông thôn, những khó khăn, thuận lợi trong phát triển nông thôn mới.

Các chuyên gia được phỏng vấn chủ yếu là cán bộ của phòng Nông nghiệp PTNT Huyện Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ, cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ lãnh đạo xã, thôn và một số nông dân có kinh nghiệm, uy tín và hiểu biết về phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Đồng Hỷ.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

2.2.4. Phương pháp so sánh

So sánh thực tiễn với lý luận, so sánh quá trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam với nước ngoài, của Đồng hỷ với các huyện, thành khác trong cả nước, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đồng hỷ với các mục tiêu do huyện đặt ra.

2.2.5. Phương pháp phân tíchdãy số thời gian

Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn huyện Đồng Hỷ theo các tiêu chí cụ thể.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong huyện:

+ Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. + Tổng số dân, số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

+ Thu nhập bình quân đầu người/năm.

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới + Tỷ lệ xã hoàn thành

Tỷ lệ xã hoàn thành =

Số xã hoàn thành

= × 100 Tổng số xã

+ Tỷ lệ xã chưa hoàn thành Tỷ lệ xã chưa hoàn thành =

Số xã chưa hoàn thành

= × 100 Tổng số xã + Tỷ lệ tiêu chí đạt được Tỷ lệ tiêu chí đạt được = Số tiêu chí đạt được = × 100 Tổng số tiêu chí

- Chỉ tiêu về cơ cấu (%)

Chỉ tiêu về cơ cấu được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế xã hội, lao động, giá trị sản xuất giữa các lĩnh vực…

Số liệu sau khi đã điều tra sẽ được tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel.

Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện

tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 15 xã và 3 thị trấn.

Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 8 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.

- Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.

b. Điều kiện khí hậu

Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh trung du và miền núi. Đó là khu vực nhiệt đới gió mùa, phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mua khô (mùa Đông) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mưa ít, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0 = 15,20C). Độ ẩm trung bình 80,33% là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm cao cũng là nguyên nhân dẫn đến cây trồng nhiều sâu bệnh.

Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn huyện cho thấy mùa khô kéo dài không lâu, nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phương này, mùa mưa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài ngày nhưng cũng phải trông trừ lũ lụt có thể xảy ra.

c. Điều kiện đất đai, địa hình

* Địa hình:

Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 46.177,34 ha, có 3 thị trấn, 15 xã, Đồng Hỷ là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100 m so với mặt biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Huyện có nhiều đồi núi dốc, cao, khe suối có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, nên đã tạo ra nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Phía Nam có phần đất đai tương đối bằng phẳng.

Căn cứ vào địa hình huyện Đồng Hỷ được phân chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt: - Vùng Bắc: gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)