5. Bố cục luận văn
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Huyện Đồng Hỷ có 3 thị trấn và 15 xã nông thôn, các lại có các điều kiện khác nhau.Vì vậy, để đánh giá đúng đắn nông thôn mới số lượng xã không nhiều nên tôi điều tra tất cả các xã để phân tích số liệu.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phất triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, phòng “Nông thôn mới” của UBND huyện Đồng Hỷ, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, Tài liệu Việt Nam...
*Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập thông tin từ phỏng vấn với những người am hiểu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thông qua phỏng vấn về đặc điểm và thực trạng nông thôn, những khó khăn, thuận lợi trong phát triển nông thôn mới.
Các chuyên gia được phỏng vấn chủ yếu là cán bộ của phòng Nông nghiệp PTNT Huyện Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ, cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ lãnh đạo xã, thôn và một số nông dân có kinh nghiệm, uy tín và hiểu biết về phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Đồng Hỷ.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả được biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.
2.2.4. Phương pháp so sánh
So sánh thực tiễn với lý luận, so sánh quá trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam với nước ngoài, của Đồng hỷ với các huyện, thành khác trong cả nước, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đồng hỷ với các mục tiêu do huyện đặt ra.
2.2.5. Phương pháp phân tíchdãy số thời gian
Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn huyện Đồng Hỷ theo các tiêu chí cụ thể.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong huyện:
+ Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. + Tổng số dân, số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp.
+ Thu nhập bình quân đầu người/năm.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới + Tỷ lệ xã hoàn thành
Tỷ lệ xã hoàn thành =
Số xã hoàn thành
= × 100 Tổng số xã
+ Tỷ lệ xã chưa hoàn thành Tỷ lệ xã chưa hoàn thành =
Số xã chưa hoàn thành
= × 100 Tổng số xã + Tỷ lệ tiêu chí đạt được Tỷ lệ tiêu chí đạt được = Số tiêu chí đạt được = × 100 Tổng số tiêu chí
- Chỉ tiêu về cơ cấu (%)
Chỉ tiêu về cơ cấu được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế xã hội, lao động, giá trị sản xuất giữa các lĩnh vực…
Số liệu sau khi đã điều tra sẽ được tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel.
Chương 3
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện
tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 15 xã và 3 thị trấn.
Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng Trung du miền núi Bắc bộ nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đại học đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 8 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
- Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động.
b. Điều kiện khí hậu
Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh trung du và miền núi. Đó là khu vực nhiệt đới gió mùa, phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mua khô (mùa Đông) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mưa ít, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0 = 15,20C). Độ ẩm trung bình 80,33% là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm cao cũng là nguyên nhân dẫn đến cây trồng nhiều sâu bệnh.
Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn huyện cho thấy mùa khô kéo dài không lâu, nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phương này, mùa mưa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài ngày nhưng cũng phải trông trừ lũ lụt có thể xảy ra.
c. Điều kiện đất đai, địa hình
* Địa hình:
Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 46.177,34 ha, có 3 thị trấn, 15 xã, Đồng Hỷ là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100 m so với mặt biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Huyện có nhiều đồi núi dốc, cao, khe suối có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, nên đã tạo ra nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Phía Nam có phần đất đai tương đối bằng phẳng.
Căn cứ vào địa hình huyện Đồng Hỷ được phân chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt: - Vùng Bắc: gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, thị trấn Sông Cầu. Vùng này chủ yếu là đất dốc cao, đất dốc, đồi núi nhiều, đất lúa rất ít, chủ yểu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp (cây chè), cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nương rẫy. Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển, có các xã vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có các dân tộc ít người. Cây chè được trồng tập trung ở các xã Minh Lập và thị trấn Sông Cầu.
- Vùng giữa: gồm các xã Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng và Nam Hoà. Vùng nay tương đối bằng phẳng so với các vùng khác. Nằm giáp với Thành phố Thái Nguyên, có sông cầu chảy qua thuận tiện cho việc trồng lúa và rau. Từ lâu ở đây đã phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau, mầu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ, các ngành nghề khá phát triển. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác. Vùng này có chè nhưng không chủ yếu, chè được trồng tập trung ở Hoá Thượng.
- Vùng Nam: Gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đồi núi, có độ dốc cao, đất đai cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển. Vùng này khá nhiều chè tập trung ở xã Khe Mo.
* Đất đai:
Huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích là 45.524,44 ha. Trong đó: đất nông nghiệp năm 2012 là 11.851,10 ha (chiếm 26,03% tổng diện tích); đất nông nghiệp năm 2013 là 11.871,59 ha (chiếm26,07% tổng diện tích); tăng dần đến năm2014 là 14.261,15 ha (chiếm 30,6% tổng diện tích). Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp, vì vậy cần phải đầu tư, thâm canh, tăng vụ.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ
Đơn vị tính: Ha
2012 2013 2014
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.524,44 45.524,44 45.524,44
1. Đất Nông nghiệp 11.851,10 11.871,59 14.261,15
Đất trồng cây hàng năm 5.373,87 5.394,36 6.471,00
Đất trồng lúa 4.615,41 4.615,41 5.262,00
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 36,70 21,66
Đất trồng cây hàng năm khác 1.861,82 1.825,12 2.506,49
Đất trồng cây lâu năm 3.805,13 4.214,33 5.471,00
2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 240,99 236,44 193,79
3. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 21.176,28 22.912,07 24.301,81
Rừng tự nhiên 11.958,84 11.958,84 11.958,84
Rừng trồng 9.216,44 10.953,23 12.342,97
Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ
che phủ) 1.250,00 2.250,00 3.310,00
4. Đất ở 864,79 956,18 929,44
Đất ở nông thôn 759,79 847,10 817,36
Đất ở thành thị 105,00 109,08 112,08
5. Đất chuyên dung 2.873,26 2.945,71 3.808,23
6. Đất chưa sử dụng 8.519,02 6.602,45 2.030,02
Đất bằng chưa sử dụng 384,93 561,87 380,71
Đất đồi núi chưa sử dụng 7.670,39 5.362,70 854,47
Núi đá không có rừng cây 463,70 677,88 794,84
Diện tích cây hàng năm nhìn chung ít có sự biến động. Diện tích cây lâu năm có xu hướng tăng lên, tăng bình quân mỗi năm là 20,29%. Diện tích cây lâu năm tăng lên là do người dân đã sử dụng một phần đất chưa sử dụng và đất rừng đã khai thác không có khả năng phục hồi vào làm tăng diện tích đất. Diện tích mặt nước không có biến động nhiều. Những năm qua diện tích đất vườn tạp giảm mạnh là do giá đất tăng lên, người dân đã chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư.
Đất lâm nghiệp của huyện tăng không nhiều, tăng trung bình hàng năm là 7,13%. Đất lâm nghiệp tăng là do người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây gây rừng.
Đất thổ cư có xu hướng tăng lên, bình quân là 3,88% phù hợp với sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển của huyện về việc đầu tư để xây dựng các công trình như; Trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, bệnh viện,...
Đất chưa sử dụng đang giảm dần trong những năm gần đây là do người dân đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật để trồng cây lâu năm. Bình quân qua 3 năm giảm 45.87%.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong huyện, những năm qua, huyện Đồng Hỷ đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp:
Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phòng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hoá. Có
11.913,8 ha diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 350 ha đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất trong các khâu chọn giống, nuôi trồng và chăm sóc; các giống lúa lai, lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chiếm 17% diện tích; giống ngô lai và ngô hàng hoá đạt 100% diện tích. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, trang trại, đạt hiệu quả kinh tế, trên địa bàn có trên 50 trang trại, trong đó có 31 trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp (trang trại gà 4.000 - 8.000 con/lứa, trang trại lợn 1.000 - 2.000 con/lứa). Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển, tiếp thu được nhiều dự án. Có nhiều hộ nông dân làm giàu từ sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng. Đã hình thành vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như rau, hoa và chè.
Nhìn chung, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt 5,8%/năm.
- Sản xuất CN - TTCN - Xây dựng:
Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước; thực hiện Đề án phát triển CN- TTCN và dịch vụ; triển khai các bước xây dựng 4 cụm công nghiệp. Có 3 cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết, trong đó một cụm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Ra Nghị quyết về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất. Toàn huyện có 124 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, góp phần thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách.Giá trị sản xuất CN - TTCN và xây dựng đạt 1.113 tỷ đồng, bình quân tăng 39,8%/năm.
Hệ thống giao thông được đầu tư phát triển. Làm mới 153,9 km đường bê tông, 72 km đường nhựa, 105,7 km đường cấp phối. Hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư về số lượng và chất lượng trên cơ sở tự đầu tư mua sắm của nhân dân, có hỗ trợ và định hướng phát triển của Nhà nước. Số máy cơ khí phục vụ cho nông nghiệp đến hết năm 2014 là 17.067 chiếc. Cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, tăng trưởng trên 13,6%/năm. Xây dựng mới 3 chợ tại trung tâm thuộc các xã Cây Thị, Hợp Tiến, Quang Sơn. Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động các chợ trong toàn huyện; đồng thời kiện toàn tổ chức, sắp xếp, quản lý các chợ đảm bảo công tác thu ngân sách đạt hiệu quả hơn.
- Công tác tài chính - tín dụng:
Tích cực khai thác các nguồn thu, kết quả thu cân đối ngân sách bình quân hàng năm tăng 26,27% (tăng 9,54% so với nghị quyết đề ra), dự ước năm 2015 là 42,6 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với năm 2010. Chi ngân sách đảm bảo đúng chính sách, chế độ, phục vụ đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương; ưu tiên nguồn vốn và kêu gọi thu hút, lồng ghép nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước để tập trung cho đầu tư phát triển, quan tâm cho công tác an sinh xã hội.
Các ngân hàng đã tích cực huy động vốn để đầu tư, bám sát các chương trình kinh tế của tỉnh, huyện; tập trung vốn, cho vay đạt hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và