Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)

4. Ý nghĩa của nghiên cứu

2.2 Nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:

 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn các xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

 Những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Vấn đề chọn địa bàn nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 22 xã và 1 thị trấn. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho cả huyện chúng tôi dựa vào các căn cứ chính là: Qui hoạch và phân vùng sinh thái, địa giới hành chính của các đơn vị trên địa bàn Huyện. Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban trên địa bàn Huyện, đặc biệt là Phòng Tài chính - Kế hoạch chúng tôi lựa chọn 3 xã đại diên cho các vùng sinh thái của huyện đê nghiên cứu đó là các xã, thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn nơi có trụ sở huyện lỵ; xã Thục Luyện đại diện các xã vùng giữa; xã Thượng Cửu, đại diện các xã vùng cao của huyện.

Phương pháp thu thập tài liệu * Thu thập thông tin thứ cấp:

Được thu thập từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên

cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, tình hình thu chi ngân sách qua các năm theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan, như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn các xã trực thuộc huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung về quản lý thu, quản lý chi tại 3 xã, thị trấn đại diện cho 3 vùng nghiên cứu đã nêu ở trên.

Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp còn được thu thập ý kiến của cán bộ làm công tác Tài chính kế toán xã, thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ do Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, nội dung giao ban xin ý kiến về các khoản thu, định mức chi giao đầu năm, quá trình điều hành trong năm và các giải pháp quản lý ngân sách xã.

Lượng mẫu khảo sát mỗi xã, thị trấn 15 cán bộ, công chức và đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc mặt trận ở các xã, thị trấn có liên quan đến công tác quản lý chi NSX (Tổng 45 người); Ngoài cán bộ xã, đề tài còn khảo sát các cán bộ thuộc các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý chi NSX trên huyện như: UBND huyện, phòng Tài chính-Kế hoạch, chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện là 10 người. Qua phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên Tổng mẫu khảo sát là 55 người.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán chi ngân sách xã, tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách xã, tình hình kế toán và quyết toán chi ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch với UBND các xã.

Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu. ● Các phương pháp phân tích.

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình chi ngân sách xã trên địa bàn huyệnThanh Sơn qua 3 năm từ 2016 đến 2018 ( Sở dĩ chúng tôi không có số liệu đến năm 2019 vì do dịch bệnh Covid 19 nên huyện và các đơn vị trên địa bàn chưa quyết toán được ngân sách). Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

* Phương pháp chuyên khảo:

Để đi sâu nghiên cứu một số xã điển hình về công tác quản lý chi ngân sách, nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý chi NSX và sử dụng nguồn kinh phí trên địa bàn huyện có hiệu quả.

* Phương pháp chuyên gia:

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý ngân sách nhà nước hiện nay.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

● Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô chi NSX: Mức chi ngân sách xã.Tỷ lệ các khoản chi theo mục lục ngân sách.

● Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hướng biến động về quy mô chi NSX theo thời gian: Tốc độ phát triển, tốc độ tăng chi qua các năm.

● Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chấp hành kế hoạch chi NSX qua các năm.

Chýơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng thu chi ngân sách huyện Thanh Sơn

Bảng 3.1. Thu- Chi ngân sách huyện Thanh Sơn

Chỉ tiêu Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) So sánh 2018/2017 +/- % 1. Tổng số thu ngân sách 663.849 757.805 93.956 114,15 Trong đó

- Thu trong dự toán 57.261 83.996 26.735 146,69 - Trợ cấp ngân sách tỉnh 587.039 663.996 76.957 113,11

- Kết dư năm trước 71 9 -62 12,68

- Thu chuyển nguồn 19.471 300 -19.171 1,54

- Thu hoàn trả 5 Không - -

2. Tổng chi ngân sách 663.849 757.805 93.956 114,15

3. Kết dư ngân sách Không Không - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2018

Qua bảng trên cho thấy thu ngân sách huyện cơ bản là khoản thu từ trợ cấp ngân sách tỉnh chiếm trên dưới 85%.Điều đó cho thấy nguồn thu trên địa bàn huyện rất nhỏ,từ đó tính chủ động trong chi đặc biệt là chi đầu tư của huyện rất khó khăn.

3.2. Thực trạng về công tác quản lý chi NSX huyện Thanh Sơn

3.2.1. Kết quả khảo sát chi ngân sách tại 3 xã,thị trấn được chọn điều tra

+ Thị trấn Thanh Sơn: Qua khảo sát cho thấy chi NSX bình quân 3 năm 2016-2018 là 6.636 triệu đồng/năm, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.637 triệu năm 2017 và 1.753 triệu năm 2018. Chi thường xuyên, bình quân 5.056 triệu đồng/năm, chiếm 76,19 % trong tổng chi NSX và chủ yếu chi quản lý hành

chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, cụ thể mục chi này bình quân khoản 3.267 triệu đồng/năm.

Bảng 3.2. Tình hình chi ngân sách Thị trấn Thanh Sơn qua các nãm 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+/-),(%) 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng chi 3.318 6.026 10.565 2.708 82% 6.165 140

I Chi đầu tư phát triển 1.637 1.753 1.637 100 1.753 100 II Chi thường xuyên 3.318 4.389 8.812 1.071 32 4.412 100

1 Chi quốc phòng 253 227 240 -26 -10 4 2

2 Chi an ninh 141 138 140 -3 -2 5 4

3 Chi lương hưu cán bộ

xã và đảm bảo xã hội 15 14 17 -1 -7 2 13

4 Chi sự nghiệp bảo vệ

môi trường 1.000 0 1.000 100

5 Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 2.586 3.783 3.433 1.197 46 -568 -14

* Chi quản lý nhà nước 1.693 2.652 2.375 959 57 -810 -25

* Chi hoạt động Đảng 436 601 491 165 38 75 18

* Chi hoạt động Đoàn thể 457 530 567 73 16 167 42

6 Chi chuyển nguồn 323 227 3.982 -96 -30 3.969 -100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016,2017,2018 của Thị trấn Thanh Sơn

Trong cơ cấu các khoản chi của xã cho thấy khoản chi thường xuyên thường chiếm tỷ trọng lớn. Để tìm hiểu cụ thể khoản chi này, đề tài đã khảo sát cơ cấu các khoản chi thường xuyên của các xã được lựa chọn để nghiên cứu. Cụ thể đối với Thị trấn Thanh Sơn như sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu chi thường xuyên của thị trấn Thanh Sơn qua các nãm 2016 - 2018

Nội dung chi

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi 3.318 100,00 4.389 100,00 8.812 100,00 1. Chi quốc phòng 253 7,63 227 5,17 240 2,72 2. Chi an ninh 141 4,25 138 3,14 140 1,59

3. Chi lương hưu cán bộ xã và đảm bảo xã hội

15 0,45 14 0,32 17 0,19

4 Chi sự nghiệp bảo vệ

môi trường - - 1.000 11,35

5 Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 2.586 77,94 3.783 86,19 3.433 38,96

- Chi quản lý nhà nước 1.693 51,02 2.652 60,42 2.375 26,95

- Chi hoạt động Đảng 436 13,14 601 13,69 491 5,57

- Chi hoạt động Đoàn thể 457 13,77 530 12,08 567 6,43 6. Chi chuyển nguồn 323 9,73 227 5,17 3982 45,19

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016,2017,2018 của Thị trấn Thanh Sơn

+ Xã Thục Luyện là xã vùng giữa của huyện. Qua khảo sát cho thấy chi NSX bình quân 3 năm 2016, 2017, 2018 là 4.100 triệu đồng/năm, trong đó chủ yếu dành cho chi thường xuyên, bình quân 3.768 triệu đồng/năm, chiếm 100% trong tổng chi NSX và chủ yếu chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể.

Bảng 3.4. Tình hình chi ngân sách Xã Thục Luyện qua các năm 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+/-),(%) 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng chi 3.325 3.967 5.010 642 19 1.595 47

I Chi đầu tư phát triển 992 100 992 100

II Chi thường xuyên 3.321 3.967 4.018 646 19 603 18

1 Chi quốc phòng 305 304 335 -1 0 -21 -6

2 Chi an ninh 168 168 178 0 0 21 13

3

Chi lương hưu cán bộ xã và đảm bảo xã hội

18 19 19 1 6 -6 -24

4 Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 2.830 3.469 3.477 639 23 605 21

* Chi quản lý nhà nước 1.800 2.102 1.846 302 17 83 5

* Chi hoạt động Đảng 444 554 808 110 25 420 108

* Chi hoạt động

Đoàn thể 586 813 823 227 39 102 14

5 Chi chuyển nguồn 0.3 7 9 7 2233 4

III Chi nộp ngân sách

cấp trên 4 -4 -100 4 80

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016,2017,2018 của Xã Thục Luyện

Tương tự như Thị trấn Thanh Sơn, trong cơ cấu các khoản chi của Xã Thục Luyện cho thấy khoản chi thường xuyên thường chiếm tỷ trọng lớn. Để tìm hiểu cụ thể khoản chi này, đề tài đã khảo sát cơ cấu các khoản chi thường xuyên của Xã Thục luyện. Cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Cơ cấu chi thường xuyên của Xã Thục Luyện qua các năm 2016 - 2018

Nội dung chi

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi 3.321 100,00 3.967 100,00 4.018 100,00 1. Chi quốc phòng 305 9,18 304 7,66 335 8,34 2. Chi an ninh 168 5,06 168 4,23 178 4,43

3. Chi lương hưu cán bộ xã và đảm bảo xã hội

18 0,54 19 0,48 19 0,47

4. Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 2.830 85,22 3.469 87,45 3.477 86,54

- Chi quản lý nhà nước 1.800 54,20 2.102 52,99 1.846 45,94

- Chi hoạt động Đảng 444 13,37 554 13,97 808 20,11

- Chi hoạt động Đoàn thể 586 17,65 813 20,49 823 20,48

5. Chi chuyển nguồn - 7 0,18 9 0,22

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016, 2017; 2018 của Xã Thục Luyện

+ Xã Thượng Cửu là xã xa trung tâm huyện và là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Qua khảo sát cho thấy chi NSX bình quân 3 năm 2016-2018 là 4.177 triệu đồng/năm, trong đó không có chi đầu tư phát triển mà chỉ dành cho chi thường xuyên, khoản chi này chiếm 100% trong tổng chi NSX và chủ yếu chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể. Tình hình chi của xã theo mục lục ngân sách được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Tình hình chi ngân sách Xã Thượng Cửu qua các năm 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+/-),(%) 2017/2016 2018/2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng chi 4.041 4.044 4.448 3 0% 649 17

I Chi đầu tư phát triển 0 0

II Chi thường xuyên 4.041 4.044 4.448 3 0 649 17

1 Chi quốc phòng 308 224 256 -84 -27 19 8

2 Chi an ninh 151 142 171 -9 -6 29 20

3

Chi lương hưu cán bộ xã và đảm bảo xã hội

72 77 63 5 7 -5 -7

4

Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 3.507 3.559 3.820 52 1 470 14

* Chi quản lý nhà nước 2.546 2.352 2.594 -194 -8 324 14

* Chi hoạt động Đảng 404 492 449 88 22 48 12

* Chi hoạt động Đoàn thể 557 715 777 158 28 98 14 5 Chi chuyển nguồn 3 42 138 39 1300 136 6800 III Chi nộp NS cấp trên

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016, 2017, 2018 của Xã Thượng Cửu

Về cơ cấu các khoản chi thường xuyên của xã được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.7. Cõ cấu chi thường xuyên của Xã Thượng Cửu qua các năm 2016 - 2018

Nội dung chi

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số chi (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi 4.041 100,00 4.044 100,00 4.448 100,00 1. Chi quốc phòng 308 7,62 224 5,54 256 5,76 2. Chi an ninh 151 3,74 142 3,51 171 3,84 3. Chi lương hưu cán bộ

xã và đảm bảo xã hội 72 1,78 77 1,90 63 1,42 4. Chi QLHC nhà nước,

Đảng, Đoàn thể 3.507 86,79 3.559 88,01 3.820 85,88

- Chi quản lý nhà nước 2.546 63,00 2.352 58,16 2.594 58,32

- Chi hoạt động Đảng 404 10,00 492 12,17 449 10,09

- Chi hoạt động Đoàn thể 557 13,78 715 17,68 777 17,47 5. Chi chuyển nguồn 3 0,07 42 1,04 138 3,10

Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo quyết toán NS năm 2016, 2017, 2018

của Xã Thượng Cửu

3.2.2. Đánh giá chung về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn trình quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn

3.2 2.1. Cõ cấu hệ thống QLNS ở cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Việc quản lý NSX tại các xã được thực hiện một cách thống nhất từ trên xuống toàn bộ các xã trên địa bàn huyện. Các xã trong huyện Thanh Sơn đã có Ban tài chính xã để thực hiện chức năng quản lý tài chính và ngân sách trên địa bàn. Ban tài chính xã gồm 3 người: 1 trưởng ban, 1 kế toán NSX, 1 thủ quỹ. Ban tài chính xã có nhiệm vụ giúp UBND xã xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi NSX hàng năm, lập báo cáo ngân sách hàng tháng, quyết toán ngân sách hàng năm. Tổ chức quản lý và tài chính Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp

luật. Đến nay 100% các xã trong huyện Trưởng ban tài chính là Chủ tịch UBND xã đồng thời là chủ tài khoản NSX.

3.2.2.2. Công tác quản lý nhiệm vụ chi

Trên cơ sở dự toán được tỉnh phân bổ hàng năm, UBND huyện Thanh Sơn đã đề xuất với HĐND huyện giao dự toán chi cho các đơn vị, các xã, thị trấn theo đúng nguyên tắc, định mức của tỉnh, ổn định theo thời kỳ ngân sách; phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, đáp ứng các nhiệm vụ chi, đảm bảo cân đối ngân sách.

Các khoản chi ngân sách hầu như đều tăng so với dự toán và tăng so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)